Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sin hở các ngân hàng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH VÀ CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ (Trang 43 - 45)

ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Mặc dù các công cụ phái sinh ngoại hối đã được triển khai ở Việt Nam được một thời gian không phải là ngắn, nhưng việc cung cấp dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai và gặp nhiều hạn chế.

Cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi

Tại Việt Nam, công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi không giống như công cụ ngoại hối quyền chọn, tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ đều được thực hiện công cụ này. Theo đó, tùy từng thời kỳ, tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi được xác định theo các quy định của Thống Đốc NHNN.

Hiện nay, một số NHTM đang cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn, như ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM CP Kỹ Thương (Techcombank), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV), NHTM CP Quân Đội... Theo đó, các ngân hàng này thường quy định về kỳ hạn giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày, và khách hàng có thể thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng về tỷ giá, kỳ hạn, số lượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán và ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng (mức ký quỹ thường là 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND, và 7 -10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với USD)

Công cụ ngoại hối hoán đổi được triển khai ở một số ngân hàng như ngân hàng HSBC chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng Eximbank, Vietcombank, Techcombank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam... Trong đó, ngân hàng HSBC có thể cung

http://svnckh.com.vn 39 cấp hạn mức giao dịch lên đến 6 triệu USD và kỳ hạn tối đa lên đến 12 tháng và hạn mức giao dịch cho các loại ngoại tệ khác cũng luôn sẵn có.

Cung cấp công cụ ngoại hối quyền chọn

Công cụ ngoại hối quyền chọn bắt đầu được triển khai thắ điểm từ tháng 10/2005 bắt đầu với ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), NHTM cổ phần Quốc Tế (VIB), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), chi nhánh ngân hàng Citibank. Tiếp đó từ đầu tháng 12/2005, tại các Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV), NHTM cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), NHTM cổ phần Quân Đội, ngân hàng HSBC chi nhánh Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) cũng triển khai nghiệp vụ này. Các NHTM muốn được thực hiện thắ điểm công cụ ngoại hối quyền chọn phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại hối có lãi trong ắt nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại hối của năm trước đó tối thiểu là 1 tỷ USD.

Quy định về quy mô của công cụ quyền chọn có sự khác nhau giữa các ngân hàng. Vắ như Eximbank và ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với của USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương với 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì quy định mức giao dịch của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là 100.000USD hay giá trị tương đương bằng các tiền tệ khác. HSBC quy định mức giao dịch tối thiểu của hợp đồng là 200.000 USD. Hình thức quyền chọn cũng khác nhau giữa các ngân hàng, Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu. Còn với Eximbank thì khách hàng có thể được lựa chọn một trong hai hình thức quyền chọn kiểu Mỹ hay Châu Âu. Thời hạn giao dịch quyền chọn thường tối đa là 12 tháng.

http://svnckh.com.vn 40 Với công cụ quyền chọn, nguyên tắc chắnh của loại công cụ này là các DN hay cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VND hoặc một ngoại tệ khác thông qua một tỷ giá tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Tỷ giá thực hiện được quy định là tỷ giá không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn hoặc tỷ giá giữa ngoại tệ khác với VND do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận. Đồng tiền giao dịch là VND và USD hoặc các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như EUR, JPY, AUD, GBPẦĐối với các DN XNK, quyền chọn USD với VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ này cũng hỗ trợ tắch cực cho việc xác định giá mua, bán ngoại tệ tối ưu cho khách hàng, giúp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đồng thời đánh giá chắnh xác hơn kỳ vọng của thị trường về tỷ giá thông qua cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. [5]

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH VÀ CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ (Trang 43 - 45)