C- Lộ trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
1- Mục tiêu và phương hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước dự kiến đến năm 2003 sẽ còn 3.000, đến năm 2005 sẽ còn 2
Tập trung vào các doanh nghiệp công ích, các tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập có ý nghĩa quan trọng, giảm tương ứng là 43% và 62%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước từ 1.681 nghìn người còn 1.260 nghìn người, giảm 25,5%. Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước từ 106.892 tỷ đồng còn 94.703 tỷ đồng, giảm 11,4%. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước từ 113.965 tỷ đồng xuống còn 22.750 tỷ đồng, giảm 18,5%, trong đó có nợ ngân hàng từ 47.734 tỷ đồng còn 22.750 tỷ đồng, giảm 21%. Trong tổng số 2.280 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện sắp xếp, các doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng là 216, chiếm 9,5%, từ 1- 10 tỷ đồng là 1.233, chiếm 54% và dưới 1 tỷ đồng là 831, chiếm 36,%%.
Các DNNN cấn sắp xếp theo quy mô từng doanh nghiệp qua các năm như sau :
2000 2001 2002 3 năm 2003-2005 Tổng số Trên 10 tỷ VND Từ 1- 10 tỷ VND Dưới 1 tỷ VND 798 54 452 292 733 68 415 250 749 94 366 289 2.280 216 1.233 831 1.000 100 900
Như vậy số doanh nghiệp cần sắp xếp năm 200 – 35%, 2001- 32% và 2002- 33% và 3 năm 2003 – 2005 bằng 43,85% của 3 năm 2000-2002.
2-Hình thức sắp xếp.
Trong tổng số 2.280 doanh nghiệp có 1.489 doanh nghiệp áp dụng hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp, đa dạng hoá sở hữu, chiếm 65,3%; 380 doanh nghiệp áp dụng hình thức sát nhập, hợp nhất vào các doanh nghiệp khác , chiếm 16,7% và 368 doanh nghiệp thuộc diên giải thể, phá sản, chiếm 16%, 43 doanh nghiệp chuyển thành đơn vị sự nghiệp , chiếm 2%. Phân ra các năm như sau :
Hình thức sắp xếp 2000 2001 2002 3 năm
Tổng số 798 733 749 2.280
1. Sát nhập, hợp nhất 179 107 94 380 2.CPH, giao, bán, khoán, cho thuê 508 481 500 1489
-CPH
-Giao, bán, khoán, cho thuê
337 171 345 136 374 126 1.056 433 3. Giải thể, phá sản 95 132 141 368 4. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp 16 13 14 43
Sau năm 2002, hình thức sắp xếp chủ yếu là cổ phần hoá.
3-Sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp nhà nước.
Số người ra khỏi DNNN năm 2000 là 120.887 người, năm 2001 là 133.758 người, năm 2002 là 132.688 người. Trong đó, đáng chú ý nhất là số lao động ở các doanh nghiệp giải thể, phá sản là 75.356 người. Cụ thể số lao động ở DNNN cần sắp xếp qua các năm 2000-2002 như sau :
Đơn vị : người
Hình thức 2000 2001 2002 3 năm
Tổng số 137.550 147.746 143.799 429.095 1. Sát nhập, hợp nhất 16.215 13.112 10.773 40.100 2.CPH 87.245 90.122 93.183 270.550 3. Giao bán, khoán, cho thuê 15.654 14.978 10.795 41.427 4. Giải thể phá sản 17.988 28.658 28.710 75.356 5. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp 448 876 338 1662
4-Xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước.
Trong quá trình sắp xếp phải xử lý tổng số nợ là 21.165 tỷ đồng của 2.280 DNNN, trong đó nợ ngân hàng là 7.260 tỷ đồng, chiếm 34% chia ra các năm như sau : Đơn vị : Tỷ đồng Nợ 2000 2001 2002 3 năm Tổng số 6230 6907 8028 21165 Nợ ngân hàng 2048 2009 3202 7260 Tỷ lề ( %) 33 29 38 34
5-ý nghĩa của lộ trình.
Kết quả thực hiện lộ trình đến năm 2003 sẽ làm tăng quy mô doanh nghiệp nhà nước từ vốn bình quân 18,425 tỷ đồng lên 27,117 tỷ đồng/ doanh nghiệp, giảm 18,5% tổng nợ, 21% nợ ngân hàng; hiệu quả hoatk đọng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng được nâng lên đáng kể, từ chỗ tỷ trong doanh nghiệp nhà nước thực sự có hiệu quả và có triển vọng đứng vững trong quá trình hoọi nhập chỉ đạt 21% hiện nay, theo dự báo và chiến lược phát triển của các Bộ, ngành, tổng công ty và địa phương, đến khi kết thúc vào đầu năm 2003 tỷ lệ này sẽ đạt trên 50%.
III – Các giải pháp và chính sách chủ yếu