IV. Thực nghiệm mô phỏng 4.1 Các thông số mô phỏng
4.3. Các độ đo hiệu năng được dùng trong luận văn
Theo nghĩa chung, hiệu năng là một độ đo công việc mà một hệ thống thực hiện được. Hiệu năng chủ yếu được xác định bởi tính sẵn sàng để dùng, thông lượng và thời gian đáp ứng. Trong mạng Ad Hoc, các giới hạn về tài nguyên mạng yêu cầu các giao thức bên cạnh các yếu tố hiệu suất nêu trên cần đảm bảo việc dùng hiệu quả các tài nguyên hạn chế này. Với các giao thức định tuyến, đó chính là chi phí để thực hiện các yêu cầu định tuyến được thể hiện bởi mức tải định tuyến.
Do vậy, chúng nhóm sử dụng các độ đo sau để đánh giá hiệu quả các giao thức định tuyến trong các mạng mô phỏng:
• Phần trăm gói tin được phân phát thành công (Packet delivery fraction): Là tỷ lệ giữa số các gói tin được phân phát thành công tới đích so với số các gói tin tạo ra bởi nguồn phát.
• Trễ đầu cuối trung bình của các gói dữ liệu (Average end to end data packet delay): Là độ trễ toàn phần được tính từ khi gói tin phát đi từ ứng dụng phát cho tới khi được nhận bởi ứng dụng nhận bao gồm các trễ có thể như trễ do quá trình phát hiện đường, xếp hàng tại các hàng đợi, trễ phát lại tại tầng MAC, và thời gian trễ truyền.
• Thông lượng dữ liệu đầu cuối (End-to-end data throughput): Tổng số dữ liệu của các gói tin tạo bởi mọi nguồn đo được trong một khoảng thời gian mô phỏng, tính bằng k bit/s.
• Tải định tuyến chuẩn hóa (Normalized Routing Load): Là tỷ lệ giữa số các gói tin định tuyến trên số gói tin dữ liệu được phân phát thành công. Nếu gói tin định tuyến đi qua nhiều chặng thì mỗi chặng được tính như một lần truyền thông.
Hai độ đo đầu đánh giá kết quả làm việc của các giao thức. Các độ đo này có ý nghĩa đối với hoạt động của các giao thức lớp trên như các giao thức giao vận và các giao thức ứng dụng. Độ đo tải định tuyến chuẩn hóa thể hiện việc sử dụng các tài nguyên mạng.