Trước những khó khăn trước mắt của dòng tranh dân gian Đông Hồ thì bắt buộc cần có những biện pháp cụ thể,kịp thời mang tính thực tế để bảo tồn củng như phát triển dòng tranh.
Trước tiên là yếu tố đầu vào.Người dân làng tranh đang dần dần chuyển sang nghề làm vàng mã vì nghề làm tranh bây giờ ít người mua,công sức mà họ bỏ ra so với những gì mà họ thu được là không xứng đáng.Cơ quan chính quyền cần dành nguồn ngân sách riêng cho công tác động viên nhân dân quay trở lại với ngành nghề cội rễ của cha ông củng như là gây quỹ để mua nguyên vật liệu,đào tạo nghệ nhân cho việc làm tranh,...Vận động nguồn thu từ nhân dân,bạn bè trong nước,kiều bào ở nước ngoài củng như du khách nước ngoài thông qua các hoạt động tham quan,gặp gỡ,diển thuyết,...
Sau gần 2 năm tiến hành thực hiện, đề án Bảo tồn, phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ với mức đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh đã thu được hiệu quả tích cực về mở rộng thị trường tiêu thụ cho khách hàng và về phương diện kĩ thuật, mỹ thuật, làm cho loại hình tranh quí này có sức sống mới trong đời sống đương đại.
Củng cần chú ý tới yếu tố thị trường.Tranh được sáng tác ra nhưng không tiêu thụ được,không được ai ngó ngàng tới ngoại trừ là mang đi bán ở chợ
phiên,hay ngày tết thì mới có người mua về treo tết.Cần thành lập chợ riêng để bán tranh để khi nhắc tới tranh Đông Hồ thì người ta có thể biết được chổ nào là có thể tìm được tranh nhanh nhất.
Tranh dân gian Đông Hồ sẻ không tồn tại được nếu không có sự ủng hộ và quan tâm của Đảng,Nhà Nước và Nhân dân.Đó là niềm động viên to lớn củng
như cơ hội quan trọng để dòng tranh có được chỗ đứng cũng như là khẳng định thương hiệu riêng của mình.
Để dòng tranh được thế hệ trẻ biết tới và tiếp nối thì vấn đề giáo dục thế hệ trẻ là vấn đề cần được quan tâm.Cần giáo dục cho họ biết về lịch sử của dòng tranh,quy trình sản xuất tranh,...Điều này cần có sự phối hợp giữa các nghệ nhân với phòng giáo dục và đào tạo sưu tầm và biên soạn tài liệu giảng dạy cho học sinh các trường trong huyện.
Điều quan trọng nữa là cần để cho tranh dân gian Đông Hồ trở thành một yếu tố văn hóa trong đời sống xã hội của người dân.Để mỗi khi đi tới đâu?làm gì? Thì mỗi người con Bắc Ninh củng như người Việt được tự hào,hãnh diện khi nhắc tới văn hóa làng tranh Đông Hồ,coi đó là niềm kiêu hãnh của mình đối với quê hương để làm động lực cho mình phấn đấu,rèn luyện bản thân.Cần có biện pháp hiệu quả để tranh Đông Hồ được sống với đời sống hằng ngày của người dân như chính những gì mà nội dung nó phản ánh,là những gì mộc mạc,giản đơn nhưng thâm thúy của bức tranh quê hương,của đời sống hằng ngày.
Đảng ủy,ủy ban nhân dân xã cần có kế hoạch đầu tư,xây dựng cơ sở hạ tầng,giao thông,trùng tu tôn tạo khu di tích Đình làng.Khôi phục chợ tranh cùng hệ thống cây xanh,cảnh quan đón du khách tới thăm quan,...
Tổ chức tour du lịch thăm quan làng tranh củng là một yếu tố quan trọng.Xây dựng các chuyến tham quan liên tỉnh xét trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh,nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách trong nước và quốc tế trong việc tìm hiểu nét văn hóa làng tranh củng như con người nơi đây.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, chúng ta nên coi nghệ thuật nói chung,tranh đân gian nói riêng là hàng hóa. Để phát triển,đưa được dòng tranh này đến với công chúng,ta nên có các phương pháp tiếp thị như:Đưa tranh đi triễn lãm,bày bán sở những nơi thuận tiện và đông dân cư,mở các gallerry trưng bày,đưa vào các shop quà lưu niệm,các gian hàng tại hội chợ,siêu thị,...Hoặc có thể giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại
chúng,các sách báo tạp chí,...
Đưa vấn đề này vào chương trình giáo dục thẩm mỹ,chú ý công tác của các nhà quản lý nghệ thuật,kỹ năng và năng lực của họ đối với công việc.Có thể thành lập các hội văn hóa nghệ thuật tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn và gìn giữ,phát triển dòng tranh Đông Hồ.
Nhân tố con người củng rất quan trọng. Hiện nay ở Đông Hồ, chỉ còn hai nghệ nhân ở tuổi "cổ lai hy" nhưng còn tâm huyết, cố giữ nghề. Hơn 37 năm nay, ông Nguyễn Hữu Sam, nghệ nhân của làng tranh cặm cụi sưu tầm, bảo tồn những bản khắc cổ và tận tâm truyền nghề cho con cháu. Thuộc thế hệ làm tranh thứ 22 của làng Đông Hồ, trăn trở trước tình trạng mai một của nghề tranh sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế dành dụm lương hưu làm tranh và ba năm sau tranh của ông đã có người mua. Tìm mua các bản khắc mà nhiều gia đình lưu luyến với nghề cũ còn giữ lại được, ông nhân thêm nhiều bản khắc mới. Số bản khắc ông dày công sưu tầm, phục chế, sáng tác ngày một nhiều và phong phú thêm. Cả 4 doanh nghiệp tư nhân của các nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Đăng Phùng, Nguyễn Đăng Dũng, Nguyễn Thị Phương tham gia đề án đã nghiên cứu xác định rõ nguồn nguyên liệu gốc, chất liệu màu có trong tự nhiên (bao gồm cây dó, vỏ sò, vỏ hến, son, lá tre...) dùng sản xuất, in tranh để tranh có những sắc thái, đặc trưng vốn có từ mấy trăm năm trước. Các nghệ nhân đều duy trì, thực hiện việc kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại trong các khâu sản xuất tranh, khắc ván in và làm tranh gỗ ngay trong làng nghề truyền thống, hướng vào mục đích khôi phục, phát triển làng tranh trở lại trong cơ chế mới, bảo vệ, giữ gìn vốn quí văn hóa dân tộc. Các nghệ nhân đã giúp đỡ cán bộ, xã viên hợp tác xã mây tre đan Xuân Lai, huyện Gia Bình đưa chất liệu tranh dân gian Đông Hồ lên các sản phẩm tre, trúc vừa giữ được sự tinh túy vốn có của tranh, vừa chinh phục, cảm hóa người tiêu dùng trong và ngoài nước có sự yêu mến, trân trọng đối với loại tranh dân gian này. Từ nhu cầu xã hội, bên cạnh việc làm tranh truyền thống, các nghệ nhân còn tạo ra nhiều sản phẩm mới mang tính thủ công cao
như các loại sổ tay lưu niệm (khổ 26 x 37), (13 x 19) , (7x 12) trên chất liệu giấy dó rất được du khách người nước ngoài ưa thích. Ngoài các loại tranh tập, tranh bộ, bưu thiếp, sổ tay... tranh Đông Hồ còn được đưa vào thể loại lịch 1 tờ, 7 tờ, lịch để bàn trên nền phông mành trúc rất đẹp, tao nhã được công chúng gần xa đón nhận nhiều vào những dịp cuối năm, lễ tết. Đặc biệt hơn cả là loại tranh khắc gỗ với các bộ tranh Tứ quí, Tứ bình, Bát Tiên, Thạch Sanh, Tố Nữ...và nhiều loại tranh đơn khác như vinh hoa, phú quí, thổi sáo, thả diều... mang đậm nét dân gian của người Á Đông rất được nhân dân ưa chuộng. Chính nhờ có nhiều hiệu quả tích cực, dòng tranh dân gian Đông Hồ đang có xu hướng tồn tại, phát triển trở lại, khắc phục dần tình trạng mai một và luôn có khách hàng với mức tiêu thụ ngày một khá hơn nhiều năm trước đây. Ngoài các nghệ nhân nổi tiếng trên còn cố giữ nghề thì cả làng tranh nay đã chuyển sang làm nghề vàng mã,cần có những biện pháp thích hợp,kịp thời để đào tạo và giáo dục những thế hệ sau nối tiếp làng nghề của cha ông để lại,tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích họ yêu nghề,bám lấy nghề.
Gợi mở theo hướng phát triển quảng bá,ông Đặng Gia Trọng_chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành cho biết huyện đã có kế hoạch xây dựng đề án phát triển du lịch Thuận Thành nằm trong quần thể du lịch Bắc Ninh và cả nước.Đây là điều kiện tốt hứa hẹn để trung tâm giao lưu văn hóa dân gian Đông Hồ,làng tranh Đông Hồ trở thành địa chỉ hấp dẩn đối với du khách. Những ý kiến tâm huyết nhằm giữ gìn và bảo tồn,phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ đã bước đầu hé mở những hướng đi cho một dòng tranh đắc sắc.Để nghệ thuật tranh Đông Hồ hưng thịnh không chỉ trong ký ức, rất cần được sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc giới thiệu,quảng bá.Tin rằng,với thuân lợi bước đầu là sự hoạt động của trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ,một tương lai tươi sáng đến với dòng tranh quý của vùng đất Bắc Ninh văn hiến.
Kết luận Kết luận
Nếu ai có dịp về làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) - một trong những làm gốm có truyền thống lâu đời ở đất Bắc. Chắc tại đây bạn có thể thấy có những chiếc bình sử dụng họa tiết của tranh Đông Hồ để trang trí.
Để thân thiện hơn với người dùng, hàng năm, ngoài việc in các bức tranh rời, gia đình hai nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế còn in thành những cuốn lịch với kích thước y như tranh gốc và có mành tre làm nền. Ngày nay, làng tranh Đông Hồ không chỉ sản xuất tranh Đông Hồ mà còn thu nhỏ những bức tranh này lại thành những bức thiệp.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến đỉnh điểm “Cực Thịnh” đã từng sang giá ở các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy,tươi tắn như hồn đất Việt.Bà con Việt kiều khi về nước củng phải tìm mua bằng được những “Bức làng Hồ Tố tranh nữ dáng quê hương” (thơ Chế Lan Viên) để khi ở xa quê hương trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pari hoa lệ,cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Giá trị văn hóa truyền thống là điểm tụ để mỗi người con của dân tộc nhìn về mà tự hào.Để mà gìn giữ ,phát triển những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông đã để lại.Đó là một trọng trách mà mỗi người phải tự nhận thức và hành động.Làng tranh Đông Hồ ở Thuận Thành đang đứng trước thực tế dần bị mai một,đó là cả một vấn đề.Dẫu biết rằng nền kinh tế thị trường là vũ bão,là có sự giao thoa giữa hiện tại và truyền thống,nhưng cái hồn của mổi dân tộc,mổi vùng miền, là những giá trị truyền thống.Điều quan trọng là ý thức của mổi người,cùng chung tay xây đắp nên thành lũy di sản văn hóa làng tranh dân gian Đồng Hồ nói chung và các làng nghề ở Việt Nam nói chung.
Sẽ chẳng phải quá khó khăn nếu như muốn lập một trang web về một vấn đề gì đó. Tất cả các lĩnh vực của đời sống, một công ty, một chương trình truyền hình, một bộ phim đều có trang web của riêng mình.Làng tranh Đông Hồ củng đã có trang web riêng của mình để bạn đọc có thể truy cập,tìm hiểu
thêm.Những giải pháp đưa ra củng sẻ chỉ ở trên giấy tờ nếu như mổi chúng ta không có những việc làm cụ thể,kịp thời có tính thực thi để dòng tranh quý của dân tộc mãi trường tồn từ thế hệ nay sang thế hệ khác,xứng đáng với câu là “Màu của dân tộc”.