Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên " potx (Trang 27 - 29)

II- Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng lưu xá Thái Nguyên.

3- Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay

Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay là một biện pháp quan trọng trong

quá trình cho vay của Ngân hàng. Nó tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ giúp giảm tối đa thiệt hại có rủi ro xảy ra.

Hiện nay theo nghị định về đảm bảo tiền vay vốn số 178/1999/NĐ -CP ngày 29/12/1999 của chính phủ đã tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của

Ngân hàng phát huy hiệu quả nhưng trong quá trình thực hiện cho đến nay cũng

có những hạn chế cần bổ xung chỉnh sửa chẳng hạn:

Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền cho vay thủ tục còn phức tạp, đề

nghị đơn giản hoá hơn có thể ghi ngay trực tiếp vào trong hợp đồng tín dụng

không nhất thiết phải có biên bản định giá riêng như đang làm.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay chỉ quy định đối với vốn cho vay

trung, dài hạn, còn vốn ngắn hạn sử dụng cho mua vật tư hàng hoá, thì cần xem

xét các thể cho vay được. Hoặc quy định vốn tự có phải 50% trong tổng nhu cầu

vốn đề nghị có ý kiến sửa đổi cho hợp lý.

Việc thu nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh người thứ ba không

phải là biện pháp tốt nhất nhưng nó cũng giúp ngân hàng phần nào giải quyết

những thiệt hại khi có rủi ro xẩy ra. Vì vậy tôi thiết nghĩ:

Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng do đó ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba

trong quá trình cho vay. Giải phóng này gắn với việc nâng cao năng lực công tác

và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng... Việc nâng cao năng lực cán bộ tín

dụng trong thẩm định dự án, phương án vay vốn, đánh giá giá trị tài sản thế

chấp... cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro tránh tình trạng đánh giá cao không đúng thực tế giá trị tài sản khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro sẽ không

phải bù đắp nổi thiệt hại.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn phải quan tâm đến khả năng

trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi chứ không nhất thiết phải đủ tài sản cầm cố, thế

chấp bảo lãnh. Hơn nữa phải căn cứ vào hiệu quả và tính khả thi của dự án, phương án xin vay cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Đối với khách hàng ngoài quốc doanh không nên coi là tài sản cầm cố, thế

nhất để đảm bảo việc thu hồi lại và phải xác định tư cách, ý muốn sẵn lòng trả

lại của người đi vay cũng như việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ. Bởi vì tài sản là cơ sở để ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ khi vay không còn khả năng trả lại, xong không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán ra để thu nợ một

cách kịp thời và thực tế đã chứng minh rằng thu nợ bằng tài sản xiết nợ luôn là gánh nặng đối với ngân hàng.

Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng mới là điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định

cho vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế

chấp thì ngân hàng mới cho vay. Vì vậy cần phải "trông mặt mà bắt hình rong" tất nhiên việc "trông mặt" phải bao gồm việc xem xét thẩm định kỹ lưỡng của ngân hàng đối với hiệu quả kinh tế của phương án, dự án, vay khả năng quản lý,

khả năng tài chính, mối quan hệ tín nhiệm trong vay nợ, tất cả những điều đó sẽ

cho ngân hàng nhìn thấy bao quát và xây dựng được chân dung khách hàng hoàn chỉnh đưa ra quyết định đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên " potx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)