b. So sánh công nợ phải thu với công nợ phải trả
2.2.2.4 Thực trạng về khả năng sinh lợ
Bảng 13: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
± % ± % 1. LNST 32.195 17.885 5.030 -14.310 (44,45) -12.855 (71,88) 2. ∑TSbq 328.243 484.372 528.544 156.129 47,56 44.172 9,12 3. VCSHbq 207.789 270.660 322.568 -129 (0,06) 51.908 19,18 4. DTT 122.481 113.257 114.047 -9.224 (7,53) 790 0,7 5. EBIT 38.678 23.587 6.829 -15.091 (39,02) -16.758 (71,05) 6. ROA 9,81 3,69 0,95 -6,12 (62,38) -2,74 (74,25) 7. ROAE 11,78 4,87 1,29 -6,91 (58,67) -3,58 (73,51) 8. ROE 15,49 6,61 1,56 -8,88 (57,33) -5,05 (76,4) 9. ROS 26,28 15,79 4,41 -10,49 (39,92) -11,38 (72,07)
( Nguồn: Báo cáo tài chính 2010 – 2012) *Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA)
Qua bảng trên ta thấy ROA của công ty giảm quá nhanh. Khả năng sinh lợi của tài sản năm 2011 giảm 6,12% so với năm 2010, năm 2012 tỷ suất này tiếp tục giảm 2,74% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh. Nếu trong những năm tiếp theo doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời kỳ thì khả năng sinh lợi của tài sản sẽ có xu hướng tăng lên vì khi đó bên cạnh lợi nhuận ròng tăng thì doanh thu thuần cũng sẽ thay đổi tích cực do tài sản được đầu tư trong 2 năm 2011, 2012 sẽ phát huy khả năng tạo ra doanh thu của nó.
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm nhiều trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2011 là 6,61 giảm 8,88 tương ứng giảm 57,33% so với năm 2010; năm 2012 hệ số này chỉ còn 1,56 giảm 5,05 tương ứng gairm 76,4%. Thời gian vừa qua vốn chủ sở hữu của công ty tăng rất cao, công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu này đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, nhưng khoản đầu tư này chưa phát huy hiệu quả, thêm vào đó lợi nhuận ròng giảm do chi phí thời kỳ tăng cao. Do đó, suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp tích cực để nhanh chóng phát huy hiệu quả tài sản mới đầu tư đồng thời tiết kiệm chi phí để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên.
*Khả năng sinh lợi của doanh thu (ROS)
Ta thấy trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thì có 26,28 đồng lợi nhuận. Quan sát 2 năm tiếp theo ta thấy doanh thu thuần tăng trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm, nhất là trong năm 2012 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu chỉ còn 4,41%. Kết quả này cho thấy trong 2 năm vừa qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp chưa được tốt.
*Khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản (ROAE)
Suất sinh lời kinh tế của tài sản giảm mạnh trong 3 năm qua. ROAE
năm 2011 giảm 6,91 tương ứng giảm 58,67% so với 2010, năm 2012 suất sinh lợi này tiếp tục giảm xuống còn 1,29 giảm 3,58 tương ứng với tỷ lệ giảm 73,51% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của EBIT. Cho thấy khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập của doanh nghiệp rất kém, nhất là trong năm 2012. Trong những năm tới công ty cần cải thiện công tác, đưa ra biện pháp sử dụng tài sản hợp lý hơn.
Qua 3 năm 2010 – 2012 là thời gian công ty gặp không ít khó khăn do thị trường kinh tế suy thoái ảnh hưởng nên kết quả hoạt động kinh doanh
ít nhiều sẽ suy giảm. Thêm vào đó tình hình kinh doanh của các đối tác cũng như các công ty đều rơi vào tình trạng nợ đầm đìa, gây ứ động vốn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, mà cụ thể là khoản phải thu tăng cao. Điều đó làm ứ đọng vốn và công ty phải vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn giảm và chi phí lãi vay tăng cao làm cho lợi nhuận giảm dẫn đến các chỉ tiêu lợi nhuận không tốt.