Kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu PDF (Trang 25 - 28)

Có nhiều định nghĩa khác nhau về OER.Bộ Giáo dục Mỹ đã đưa ra định nghĩa OER trên website của mình là: “Các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở là các tư liệu học tập có thể được sử dụng cho việc dạy, học và đánh giá mà không có chi phí. Chúng có thể được sửa đổi và được phân phối lại mà không vi phạm các luật bản quyền”.

Đây là một vấn đề mới, trên thế giới cũng chỉ mới bắt đầu có tại Mỹ (MIT) từ năm 2002. Tuy nhiên, số lượng các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, nhất là các giấy phép trong hệ thống các giấy phép tư liệu mở Creative Commons kể từ khi hệ thống này ra đời vào năm 2002 cho tới nay đã ra tăng nhanh chóng. Theo các số liệu thống kê trên wikipedia,tới tháng 11/2014 đã có khoảng 880 triệu, thậm chíhơn 1 tỷ tư liệuđược cấp phép Creative Commons trong những ngày này, còn trên trang chuyên để lưu trữ ảnh tự doFlickr, cho tới tháng 3/2015 đã có 306 triệu ảnh chụp mang giấy phép Creative Commons, và chúng vẫn đang gia tăng nhanh chóng từng ngày.

Thông tin mới gần đây từ Bộ Giáo dục Mỹ

1. Ngày 29/10/2015 vừa rồi, Bộ Giáo dục Mỹ đã phát độngchiến dịch

#GoOpenkhuyến khích các trường phổ thông hệ 12 lớp đi theo chiến dịch đó bằng các tài nguyên giáo dục. Với chiến dịch này, Bộ Giáo dục Mỹ đã đưa rathông cáo báo chí, theo đó đề xuất quy định yêu cầu các tư liệu giáo dục được tạo ra bằng tiền trợ cấp của liên bang sẽ phải được cấp phép mở sao cho bất kỳ trường nào cũng truy cập được.

2. Cũng trong tài liệu đó, Bộ Giáo dục Mỹ đã đưa ra đề xuất là vào mùa thu 2016, mỗi trường phổ thông trong số 15.000 trường ở Mỹ sẽ có 1 cuốn sách giáo khoa mở. Bằng cách này được kỳ vọng mỗi trường có thể tiết kiệm được vài chục ngàn USD.

Điều này cho thấy, có thể trong vòng 5 năm tới, tất cả các sách giáo khoa trong các trường phổ thông ở nước Mỹ sẽ là các sách giáo khoa mở mà bất kỳ ai trên thế giới này cũng có thể tải về để sử dụng, kể cả các học sinh Việt Nam.

Nhiều khả năng các cuốn sách giáo khoa mở đó sau đó sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, trong đó có tiếng Việt, giống như những gì được làm trên website MERLOT được nêu ngay bên dưới đây.

1. Trong vô số các website chuyên dành cho các OER trong giáo dục đại học, mà những người học trên toàn thế giới có thể tham gia học tập một cách tự do, có những site mà các thông tin không chỉ bằng tiếng Anh, mà được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Việc bản địa hóa sang ngôn ngữ tiếng Việt này có khả năng được dịch tự động bằng máy và/hoặc với sự tham gia của những người tình nguyện, đăng ký với website để tham gia vào cộng đồng giúp cho việc dịch, bản địa hóa sang tiếng Việt đối với các thông tin và tài nguyên giáo dục có trên website. Ví dụ về một website như vậy

là:https://www.merlot.org/merlot/index.htm

Với sự tham gia dịch và bản địa hóa sang các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt, của các cộng đồng những người dịch - bản địa hóa, được kỳ vọng là số lượng các OER và các thông tin liên quan sẽ ngày càng gia tăng, cả về số lượng và chất lượng.

1. Kết hợp 2 điều ở trên lại cho chúng ta thấy, rất có thể có khả năng trong vòng 10 năm tới tất cả các học sinh, sinh viên Việt Nam, ngồi ở Việt Nam hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ với một kết nối Internet băng thông đủ rộng, là hoàn toàn có khả năng lên Internet để tải về và/hoặc tham gia vào các khóa học với các nội dung từ các cuốn sách giáo khoa mở được chuẩn hóa và cập nhật liên tục của nước Mỹ bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Điều này sẽ dễ dàng với các môn khoa học tự nhiên, dù với các môn khoa học xã hội nhân văn thì khó hơn, vì, ví dụ, các trẻ em Việt Nam trong các trường phổ thông không thể học môn lịch sử nước Mỹ hay nước nào khác mà không học lịch sử Việt Nam được. Kể cả là như vậy, thì sẽ có 1 câu hỏi đặt ra khi đó:

Các giáo viên và các trường phổ thông ở Việt Nam sẽ ra sao nếu điều này xảy ra? Liệu có bao nhiêu học sinh Việt Nam sẽ tham gia vào các khóa học như vậy?

1. Được biết, có 22 triệu người Việt Nam hàng ngày đang sống và làm việc trong khu vực giáo dục.

2. Một trong nhiều lựa chọn chiến lược của Việt Nam trong tương lai cũng có thể là đi với phong trào OER cùng thế giới. Trong trường hợp này, giáo dục Việt Nam có thể:

1. Phát triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng phát triển OER của thế giới, có được các phiên bản cập nhật nhất các OER của thế giới, cả với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học.

2. Giảm được chi phí của học sinh, sinh viên và những người học tập suốt đời về sách giáo khoa và các tài nguyên giáo dục mà lại giữ được và/ hoặc làm gia tăng được chất lượng giáo dục ở tất cả các mức học bằng việc sử dụng và sáng tạo các OER chất lượng cao, kể cả ở mức thế giới. 3. Kỳ vọng có thể biến đổi ít nhất từ 5-10% số lượng những người sống và

làm việc hàng ngày trong khu vực giáo dục, tương đương với khoảng 1,1-2,2 triệu người, từ những người thụ động sử dụng các tài nguyên giáo dục nhập khẩu của nước ngoài, hiện đang rất phổ biến trong các trường đại học, thành những người cộng tác sáng tạo ra và sử dụng các OER tiếng Việt cho các nhu cầu của người Việt Nam, kể cả cho các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số của Việt Nam trong tương lai, giống như những gì đã được làm với các dự án OER và/hoặc bản địa hóa OER trên thế giới nhưTESS-India,TESSA, và một số dự án OER với các ngôn ngữ ít được sử dụng - LUL (Less Used Languages) tạimột số quốc gia châu Âunhư Federica của Ý, Periodica của Latvi, NDLA của Nauy, Scholaris của Balan, RURA của Pháp và Wikiwijs của Hà Lan... Công việc này là khó khăn, dài hạn và chỉ có khả năng trở thành hiện thực khi giáo dục của Việt Nam có được đường lối rõ ràng về OER từ bây giờ.

Một phần của tài liệu Tài liệu PDF (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)