III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
A. SINH SẢ NỞ THỰC VẬT
Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật
- Khái niệm chung về sinh sản (mục I):
Đây là khái niệm ban đầu để hiểu các khái niệm tiếp theo về sinh sản.
- Sinh sản vô tính ở thực vật (mục II):
Mục II.1. Sinh sản vô tính là gì?
GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ về sinh sản vô tính và đi đến khái niệm. Mục II.2. Các hình thức sinh sản vô tính: Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV giúp HS phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
+ Sinh sản bằng bào tử: Cá thể con được hình thành từ tế bào đã được biệt hoá của cơ thể mẹ gọi là bào tử. Bào tử được hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành (thể bào tử).
+ Sinh sản sinh dưỡng: Cơ thể con có thể phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như thân củ, rễ,lá… Mục II.3. Phương pháp nhân giống vô tính.
Đây là những ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong sản suất.
GV giúp HS hiểu được cơ sở sinh học của các biện pháp giâm, chiết ghép là: Lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật nhờ quá trình nguyên phân. GV giúp HS hiểu được ưu điểm của các phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt:
+ Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân.
+ Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây → cho thu hoạch sớm. Mục II.3.c. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
GV yêu cầu HS nhắc lại cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào thực vật là: Lợi dụng tính toàn năng của tế bào (mọi tế bào nào của thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền đặc trưng cho loài, trong những điều kiện nhất định nó có thẻ phát triển thành cây nguyên vẹn, ra hoa, kết hạt bình thường).
Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Khái niệm về sinh sản hữu tính (mục I):
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sinh sản vố tính, lấy ví dụ về sinh sản hữu tính, từ đó đi đến khái niệm. GV có thể giúp cho HS phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính bằng cách hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm phân biệt Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm Cơ sở tế bào học Đặc điểm di truyền Ưu điểm, ý nghĩa Nhược điểm
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa (mục II):
GV tập trung giúp HS hiểu được quá trình thụ tinh kép và ý nghĩa của quá trình thụ tinh kép đối với thực vật có hoa: Ngoài hình thành hợp tử, quá tình thụ tinh còn hình thành nhân tam bội, phát triển thành nội nhũ giàu chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng, đảm bảo cho thế hẹ sau thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
Cần lưu ý cho HS: Đối với giâm người ta sử dụng thân, cành hoặc lá bánh tẻ (không quá non hoặc quá già). Đối với chiết, người ta cũng chọn các cành bánh tẻ. Đối với ghép, người ta ghép sao cho hai mặt ghép phải khít với nhau, các mô tương đồng tiếp xúc với nhau, cắt bớt lá đẻ giảm bớt sụ thoát hơi nước.