0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Cách sử dụng chương trình OLINDA/EXM tính liều cho thai nhi trong

Một phần của tài liệu TÍNH LIỀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG I 131 DÙNG CHƯƠNG TRÌNH OLINDA EXM (Trang 53 -58 )

L ỜI CẢM ƠN

3.1 Cách sử dụng chương trình OLINDA/EXM tính liều cho thai nhi trong

trường hợp phụ nữ mang thai

Như đã trình bày, việc điều trị bệnh tuyến giáp bằng I-131 thường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, vì tuyến giáp của thai nhi hình thành từ tuần thứ 8 của thai kỳ, có khả năng hấp thụ Iốt, làm nồng độ I-131 ở tuyến giáp của thai nhi cao gấp 10-50 lần tuyến giáp của mẹ, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho thai nhi như sẩy thai, chết non, dị tật, đần độn, chỉ số IQ thấp. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp mang thai ngoài ý muốn khi đang điều trị bệnh tuyến giáp bằng I-131. Khi đó, bệnh nhân phải báo ngay với bác sĩ điều trị, tùy theo tuổi thai mà bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ để lại tác hại lên thai nhi. Vấn đề đặt ra là khi điều trị cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần hạn chế liều cấp cho bệnh nhân, để khi xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn thì cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.

Bằng cách áp dụng chương trình OLINDA/EXM có thể tính liều hấp thụ cho thai nhi trên một đơn vị hoạt độ cấp cho mẹ �𝐷𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖

𝐴0−𝑚

𝑂𝐿𝐼𝑁𝐷𝐴

, cùng với các giá trị liều hấp thụ giới hạn cho thai nhi (𝐷𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖)được cung cấp bởi Russell [16], ta sẽ tính được hoạt độ giới hạn cấp cho phụ nữ mang thai (𝐴0−𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑚):

𝐷𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖 =�𝐷𝐴𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖 0−𝑚𝑂𝐿𝐼𝑁𝐷𝐴 .𝐴0−𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑚 → 𝐴0−𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑚 =𝐷𝑔𝑖𝑖ℎ𝑛𝑐ℎ𝑜𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖 �𝐷𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖 𝐴0−𝑚 𝑂𝐿𝐼𝑁𝐷𝐴 (3.1)

Trước hết ta dùng chương trình OLINDA/EXM tính �𝐷𝑡ℎ𝑎𝑖𝑛ℎ𝑖

𝐴0−𝑚

𝑂𝐿𝐼𝑁𝐷𝐴 cho phụ nữ mang thai ở các giai đoạn khác nhau. Việc tính liều được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Chọn nhân phóng xạ trong hộp Nuclide Input Form, ở đây chúng ta chọn I- 131.

Hình 3.1 Chọn chất phóng xạ I-131

Bước 2: Chọn phantom trong hộp Model Input Form.

Người sử dụng có thể chọn 1 hay nhiều phantom, nhưng do chương trình OLINDA/EXM cho phép lựa chọn nhiều phantom cùng lúc nên ta sẽ đồng thời chọn các phantom “Phụ nữ mang thai 3 tháng, phụ nữ mang thai 6 tháng và phụ nữ mang thai 9 tháng”.

Hình 3.2 Chọn phantom phụ nữ mang thai 3, 6, 9 tháng

Bước 3: Nhập thời gian lưu trú:

Tùy loại DCPX mà ta sẽ có các giá trị thời gian lưu trú cho các cơ quan nguồn khác nhau.

Sau khi nhập dữ liệu thời gian lưu trú của 1 loại chế phẩm, trở lại giao diện chính và chọn “Dose”, chương trình sẽ xuất kết quả tính liều.

Ví dụ ta tính với NaI, ta sẽ nhập giá trị thời gian lưu trú của NaI cho các cơ quan nguồn tương ứng. Trở về giao diện chính bằng cách nhấn “Main Input Form”

Hình 3.3 Nhập thời gian lưu trú

Sau đó nhấn nút “Dose”, chương trình sẽ xuất kết quả tính liều cho phantom “phụ nữ mang thai 3 tháng” đầu tiên.

Hình 3.4 Kết quả tính liều cho phụ nữ mang thai 3 tháng

Để nhận được kết quả tính liều cho phantom”phụ nữ mang thai 6 tháng”, nhấp chọn “Next phantom”. Và thực hiện tương tự cho phantom “phụ nữ mang thai 9 tháng”. Nếu muốn trở lại kết quả tính liều cho phantom trước, nhấp chọn “Previous phantom”.

Hình 3.5 Kết quả tính liều cho phụ nữ mang thai 6 tháng

Để thay đổi giá trị thời gian lưu trú, không cần lặp lại tất cả các bước trên, chỉ cần vào giao diện “Kinetics Input Form”, nhấp “Clear all data” để bắt đầu nhập lại các giá trị thời gian lưu trú và lặp lại các bước sau đó. Sau khi lặp lại các bước trên, ta sẽ có bảng tính liều cho phụ nữ mang thai các thời kỳ.

Một phần của tài liệu TÍNH LIỀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG I 131 DÙNG CHƯƠNG TRÌNH OLINDA EXM (Trang 53 -58 )

×