GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 47)

5. Nội dung và kết quả đạt được

5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ

Cần phải nâng cao trình độ học vấn của nông hộ, bởi theo kết quả nghiên cứu thì học vấn càng cao thì quyết định vay càng cao và theo khảo sát thực tế thì trình độ học vấn của chủ hộ trên địa bàn là tương đối thấp, học vấn trung bình chỉ đạt 7,84 và có hộ mù chữ. Trình độ dân trí thấp là một rào cản rất lớn để các hộ nông dân tiếp cận thông tin vay vốn cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy các nông hộ cần phải được phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn. Hiện tại ở một số nông hộ có trình độ học vấn thấp thường gặp khó khăn trong thủ tục giấy tờ, hồ sơ, quy trình và cách thức vay vốn vì vậy họ thường không chọn vay chính thức.

Theo kết quả của mô hình Logistic, biến QHXH có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Vì vậy, việc tạo nhiều mối quan hệ quen biết trong xã hội là điều cần thiết cho nông hộ. Ngoài

37

việc sản xuất ra, hộ cũng nên tham gia các tổ chức đoàn thể địa phương vì đây là cơ hội để mọi người trao đổi kinh nghiệm cũng như các thông tin vay vốn.

Vay phi chính thức có ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Theo kết quả nghiên cứu thì các hộ có vay phi chính thức thì quyết định vay chính thức sẽ giảm đi, thông thường những hộ vay phi chính thức là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức. Nhưng lãi suất phải trả cho các khoản vay phi chính thức thường rất cao, vì vậy những hộ khó khăn lại càng khó khăn hơn khi phải chịu sức ép từ lãi suất cao. Để giúp họ có vốn để thoát khoải khó khăn thì phải tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách vì vay ngân hàng chính sách sẽ không cần thế chấp.

Nông hộ cần học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật tại địa phương, áp dụng các biện pháp canh tác mới vào trong sản xuất góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.

5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Thực tế khảo sát cho thấy, các nông hộ biết được thông tin vay vốn chủ yếu là do họ tự tìm kiếm, do đó chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho nông hộ những thông tin về hoạt động tín dụng tại địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, ký kết hợp đồng mua sản phẩm, hỗ trợ những thông tin cần thiết về tình hình giá cả đầu ra của sản phẩm, tăng cường công tác quản lý thị trường thủy hải sản, tránh tình trạng người dân bị thương lái ép giá.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho nông hộ các thông tin về yếu tố đầu vào của sản xuất (giống, phân bón,…). Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân,… hỗ trợ thông tin về kỹ thuật sản xuất cho người dân. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác thủy lợi như: đắp đê, nạo vét kênh thủy lợi,… để cho người dân an tâm sản xuất và giảm thiểu rủi ro.

38

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Đề tài tập trung nghiên cứu vào thực trạng của các hoạt động vay tín dụng chính thức của nông hộ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ thông qua việc khảo sát 100 hộ trên địa bàng huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Nghiên cứu cho thấy, có 51% hộ có quyết định vay tín dụng chính thức với số tiền vay trung bình ở Ngân hàng không ưu đãi là 56,45 triệu đồng và ở ngân hàng ưu đãi là 14 triệu đồng và mục đích xin vay chủ yếu là để sản xuất kinh doanh. Tổng hợp số liệu từ 100 hộ ở ba xã (Thạnh Phú, Phú Hưng và Lương Thế Trân) cho thấy, năm 2012 có 51% hộ có vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, số hộ tham gia thị trường tín dụng chính thức cũng tương đối cao. Qua thực tế cho thấy, lãi suất cho vay không ưu đãi tại ngân hàng cao nhất là 14%/năm và lãi suất được ưu đãi là 8,5%/năm.

Kết quả mô hình Binary Logistic cho thấy có 4 biến trong tổng số 7 biến được đưa vào mô hình có tác động đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ là: (1) biến giới tính có ý nghĩa ở mức 5%; (2) biến trình độ học vấn có ý nghĩa ở mức 1%; (3) biến vay phi chính thức có ý nghĩa ở mức 1%, biến này có tương quan nghịch với biến phụ thuộc; (4) biến quan hệ xã hội có ý nghĩa ở mức 10%. Ba biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là: biến tổng diện tích đất nuôi tôm, hình thức nuôi và biến thu nhập.

Tóm lại, tín dụng nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc bổ xung nguồn vốn cho các nông hộ để có đủ nguồn vốn tái sản xuất. Vì thế, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nông hộ, tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương để nông hộ có được nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó.

6.2 KIẾN NGHỊ

Từ khảo sát thực tế tại địa phương và kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu cho thấy, vốn là điều kiện tốt nhất và quan trọng nhất đối với nông hộ để phát triển sản xuất. tuy nhiên số hộ quyết định vay tín dụng chính thức chưa nhiều, trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

39

6.2.1 Đối với các tổ chức tín dụng

Mở rộng mạng lưới hoạt động đến cấp xã vùng sâu vùng xa, đồng thời tuyên truyền giới thiệu các hoạt động cũng như hướng dẫn người dân cách thức vay vốn, để người dân không vì không biết thủ tục vay mà không vay vốn đồng thời để nguồn vốn tín dụng phát huy hiệu quả trong việc cải thiện nâng cao điều kiện sống tại địa phương.

Đào tạo cán bộ tín dụng có đủ năng lực để hỗ trợ và hướng dẫn người dân cách thức vay vốn, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của nông hộ để kịp thời điều chỉnh giúp hộ vay sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Bởi vì thực tế có một số nông hộ vay vốn nhưng chưa thực sự sử dụng hiệu quả nguồn vốn dẫn đến tình trạng một số nông hộ không có tiền trả nợ và phải vay phi chính thức lãi rất cao.

Đa dạng hóa các loại hình tín dụng tại địa phương. Phải có giải pháp khuyến khích đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông hộ. Bên cạnh đó, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem như là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ nông hộ tham gia các tổ chức đoàn thể, là cầu nối cho nông hộ nắm bắt thông tin vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức.

Cơ quan khuyến nông khuyến ngư cần tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng mới nhằm hỗ trợ nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó nâng cao thu nhập. Đối với những hộ có mô hình sản xuất hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến các mô hình đó cho các hộ khác để học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất.

Cán bộ xã cần nhanh chóng hơn trong việc nhận hồ sơ vay vốn để các nông hộ nhận được vốn vay nhanh hơn để kiệp thời vụ sản xuất. Đồng thời tăng cường giám sát và cần có chế tài xử phạt đối với những đối tượng cho vay nặng lãi.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Mai Ánh, 2012. Phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

2. Yoichi Izumida & Phạm Bảo Dương, 2002. Rural development finance in Vietnam: A microeconometric analysis of household surveys. World development.

3. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011. Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ nông dân ở An Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 60.

4. Nguyễn Quốc Nghi , 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 50- 53.

5. Đồng Phú Thanh, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của hộ dân ở huyện Tân Hiệp. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ 6. Mai Văn Nam, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân và Phạm Lê Thông,

2008. Giáo trình kinh tế lượng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

7. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 của tỉnh Cà Mau.

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS 1. KẾT QUẢ KIỂM TRA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ ĐA CỘNG TUYẾN MÔ HÌNH 1.1 Bảng Model summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .880a .774 .756 .248 2.011

a. Predictors: (Constant), QHXH, THUNHAP, GIOITINH, DTNUOI, HOCVAN, VAYPCT, HTNUOI

b. Dependent Variable: QDVAY

1.2 Bảng Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.213 .099 -2.143 .035 GIOITINH .276 .068 .221 4.078 .000 .836 1.196 HOCVAN .070 .008 .472 8.388 .000 .775 1.290 DTNUOI -8.143E-7 .000 -.016 -.287 .775 .837 1.195 THUNHAP 1.716E-8 .000 .008 .142 .887 .789 1.268 HTNUOI .081 .074 .066 1.101 .274 .683 1.464 VAYPCT -.377 .061 -.364 -6.187 .000 .711 1.407 QHXH .154 .058 .154 2.661 .009 .737 1.357

2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC 2.1. Bảng Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square Df Sig.

Step 1 Step 117.206 7 .000

Block 117.206 7 .000

Model 117.206 7 .000

2.2 Bảng Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 21.384a .690 .920

a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001.

2.3 Bảng Classification Table(a) Observed Predicted QDVAY Percentage Correct KHONGVA Y VAY

Step 1 QDVAY KHONGVAY 45 4 91.8

VAY 3 48 94.1

Overall Percentage 93.0

a. The cut value is .500

2.4 Bảng Variables in the Equation

B S.E. Wald Df Sig. Exp(B)

Step 1a GIOITINH 4.463 1.820 6.017 1 .014 86.759 HOCVAN 1.157 .390 8.788 1 .003 3.181 DTNUOI .000 .000 1.887 1 .170 1.000 THUNHAP .000 .000 .187 1 .665 1.000 HTNUOI .554 2.243 .061 1 .805 1.740 VAYPCT -5.634 2.036 7.656 1 .006 .004 QHXH 2.378 1.422 2.798 1 .094 10.788 Constant -14.441 5.111 7.982 1 .005 .000

a. Variable(s) entered on step 1: GIOITINH, HOCVAN, DTNUOI, THUNHAP, HTNUOI, VAYPCT, QHXH.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)