Những cơ sở đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của các phòng giáo dục và đào tạo tỉnh bình dương (Trang 95 - 97)

3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non

Cơ sở lý luận về quản lý công tác XHH GDMN đã được hệ thống hóa ở chương 1. Đây là những căn cứ khoa học đã được khẳng định, là căn cứ đầu tiên làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHH GDMN. Để nâng

cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDMN phải đặc biệt chú ý thực hiện

đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, đến kiểm tra - đánh giá và điều chỉnh.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục Mầm non và xã hội hóa giáo dục Mầm non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015

Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định [1]: " Giáo dục và đào tạo là

quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng,

miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”.

Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015 nêu rõ [12]: “Việc

chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền,

của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự

quản lý của Nhà nước.

Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển GDMN; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hoá; nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển GDMN ở các vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa,

hải đảo, biên giới.

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non phải được thực hiện với sự phối

hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng

cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ

cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hoá phương

thức chăm sóc, giáo dục trẻ em”.

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên, định hướng mục tiêu phát triển GDMN bao gồm những điểm cơ bản sau:

- Phát triển GDMN, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đặc biệt chú trọng đối với

vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

- Đa dạng hoá các phương thức chăm sóc, giáo dục; bảo đảm chế độ,

- Hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 10%.

Từ mục tiêu chung nêu trên, mục tiêu phát triển GDMN và XHH GDMNtỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2015 chủ yếu gồm các nội dung cơ bản sau:

- Củng cố, mở rộng, phát triển mạng lưới trường lớp Mầm non trên mọi

địa bàn dân cư, phấn đấu đến 2015:

+ Đảm bảo 100% xã-phường-thị trấn đều có trường Mầm non. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt ít nhất 25%, trẻ mẫu giáo

92%, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt ít nhất 98% - chỉ tiêu định hướng: Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ngoài công lập là: 80%, mẫu giáo là 40%. 100% trẻ nhà trẻ, mẫu giáo được học bán trú.

- Có 100% xã-phường-thị trấn có trường Mầm non đủ phòng học theo

hướng kiên cố và đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm/lớp.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo cơ cấu cán

bộ quản lý hợp lý, số lượng giáo viên/nhóm-lớp phù hợp, phấn đấu có ít nhất 98% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có ít nhất 50% giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt trình độ trên chuẩn.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu 100% nhóm/lớp

trong trường Mầm non được học Chương trình GDMN mới, tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 5%, giảm tỷ lệ trẻ béo phì trong các cơ sở GDMN.

- Phấn đấu đến 2015 có thêm ít nhất 14 trường Mầm non đạt chuẩn quốc

gia.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của các phòng giáo dục và đào tạo tỉnh bình dương (Trang 95 - 97)