Thị trường ngoại tệ tự do (Thị trường phi chính thức)

Một phần của tài liệu thị trường ngoại hối thế giới và sự hình thành phát triển của thị trường ngoại hối việt nam (Trang 27 - 28)

Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên

3.2.Thị trường ngoại tệ tự do (Thị trường phi chính thức)

Mặc dù Nhà nước đã cấm hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do theo thông tư số 33/NH-TT ngày 15/03/1989: "Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện thông qua Ngân hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ. Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường tự do", nhưng thực tế hoạt động trên thị trường này ở nước ta lại diễn ra khá phổ biến và sôi động dưới nhiều hình thức như thông qua: các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý, các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, chợ buôn tiền tại các cửa khẩu của Việt Nam…

Thị trường ngoại tệ không chính thức ở Việt Nam hoạt động được là do có nhiều nguồn cung cấp ngoại tệ như:

Nguồn kiều hối: Đây là luồng ngoại tệ chảy vào trong nước ngày càng tăng và chiếm doanh số khá lớn trong cán cân vãng lai, theo thống kê hiện có khoảng 4 triệu người Việt Nam sống ở 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400.000 người có trình độ đại học trở lên. Ngoài ra, còn khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Kể từ năm 2000 thực hiện Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 đã xoá bỏ việc người nhận kiều hối đóng thuế thu nhập không thường xuyên giúp cho lượng kiều hối gia tăng mạnh mẽ.

Đồ thị 3.2 Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 1991-2012.

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)

Ngoài ra còn có thể kể đến nguồn cung từ các công ty tư nhân có thu nhập ngoại tệ và nguồn cung ngoại tệ từ những người có thu nhập bằng ngoại tệ đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc duy trì và hình thành nên các thị trường ngoại tệ không chính thức.

Rõ ràng với lượng ngoại tệ lưu hành tự do ngày càng gia tăng với một số lượng lớn như trên thì đối với Việt Nam sự tồn tại hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do cho đến nay là tất yếu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường ngoại tệ chính thức, nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối cùng với sự đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá sẽ làm triệt tiêu dần các điều kiện tồn tại và phát triển thị trường ngoại tệ tự do, nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ thống nhất ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu thị trường ngoại hối thế giới và sự hình thành phát triển của thị trường ngoại hối việt nam (Trang 27 - 28)