Hình1: Dao động kí 1.1/Tổng quan:
Dao động kí là thiết bị dùng để hiển thịđo đạc các tín hiệu điện hoặc không điện (tín hiệu từ cảm biến về) như dạng sóng, xung vv….Một dao động kí thường gồm 2 kênh có thể biểu diễn dạng sóng theo thời gian hay theo một
đại lượng được đưa vào.
Dao động kí được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như:kĩ
thuật, khoa học, viễn thông và y học v.v… 1.2/Hướng dẫn sử dụng:
Ta chia Oscilloscope làm 5 phần:
a. Màn hình: là một hình chữ nhật với 10 ô ngang x 8 ô dọc sử dụng công nghệ CRT (Cathode Ray Tube)
PHỤ LỤC: THAO TÁC VẬN HÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Từ Lâm Thanh Page 40
b. Khối nguồn: gồm các nút đểđiều chỉnh tắt mở máy, điều chỉnh độ
sáng tối của màn hình, độ nét của tín hiệu v.v… • Nút Power: Tắt mở máy
• Nút xoay Insensity: Chỉnh độ sáng của tín hiệu • Nút xoayFocus: Chỉnh độ sắc nét của tín hiệu
• Nút vặn Trace Rota: Chỉnh tia sáng về nằm ngang khi tia sáng bị nghiêng
c. Khối Vertical và Triggering: Khối quét dọc và khối kích.
Khối Vertical: Khối quét dọc có chức năng chọn tín hiệu hiển thị trên màn hình như kênh 1, 2 hay cả 2 kênh v.v….
Cần gạt Mode: CH1, CH2, ALT, ADD, CHOP • CH1: Chọn kênh 1.
• CH2: Chọn kênh 2.
• ALT: Hiển thị luân phiên kênh 1 và kênh 2.
• CHOP: Hiển thị theo kiểu đóng ngắt giữa 2 kênh 1 và 2. • ADD: Hiện thị cùng lúc 2 kênh 1 và 2.
Nút nhấn CH2 INV: Nút này đểđảo tín hiệu ở kênh 2.VD V2 thành –V2
Nút nhấn X-Y: Nút này dùng để hiển thị 2 tín hiệu input với nhau . Với kênh CH1 là trục Y (trục tung) và kênh CH2 là trục X (trục hoành)
Khối Triggering: Khối này điều khiển mạch quét đồng bộ tín hiệu. Cần gạt MODE:AUTO,NORM,FIX,TV FRAME,TV LINE.
• AUTO: Chếđộ quét tựđộng
• NORM: Chếđộ quét bình thường, ở chếđộ này khi không có tín hiệu kích khởi mạch quét ngang sẽ không hoạt động và sẽ không có tín hiệu trên màn hình.
• TV FRAME: Chếđộ quét theo Frame tivi
• TV LINE: Chếđộ quét theo đường kẻ ngang màn hình tivi Cần gạt SOURCE: Chọn nguồn tín hiệu kích khởi nếu chọn sai sẽ bị trôi hình:
• VERT MODE: Chọn nguồn kích khởi từ khối quét dọc • CH1, CH2: Chọn kênh 1, 2 làm nguồn kích khởi
• LINE: Chọn nguồn kích khởi là tần sốđiện lưới cung cấp (50Hz)
• EXT : Tín hiệu được cung cấp từ jack EXT TRIGGER Nút xoay LEVEL: Cho phép hiển thị một ô chia tín hiệu đồng bộ
với điểm bắt đầu của dạng sóng (chỉnh sai hình sẽ bị trôi). Nút này dùng đểđiều chỉnh hình không bị trôi ngang trên màn hình.
PHỤ LỤC: THAO TÁC VẬN HÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Từ Lâm Thanh Page 41
Nút xoay SLOPE: Chỉnh độ dốc của mạch quét là cạnh lên hay cạnh xuống.
d. Khối tín hiệu vào dọc CH1, CH2 hoặc X, Y : Khối này dùng để
chỉnh tín hiệu vào. CH1 or Y:
• Nút xoay Position: Điều chỉnh vị trí tín hiệu di chuyển theo chiều dọc.
• Nút xoay Variable: Thay đổi giá trị của tín hiệu theo chiều dọc (Bình thường ta xoay núm này về bên phải tới hết chữ
CAL đểđảm bảo máy đo đúng chuẩn theo chiều dọc). • Knob Volts /Div: Điều chỉnh độ phân giải mức điện áp/ô. • AC-GND-DC: AC: Đo tín hiệu ở dạng AC mà không để ý
tới DC.
DC: Đo tín hiệu cả DC và AC.
GND: Tín hiệu được nối với mass =>không có tín hiệu trên màn hình.
CH2 or X:
Tương tự như kênh CH1
e. Khối Horizontal: Khối này điều chỉnh tín hiệu quét ngang
• Nút xoay Position: Chỉnh vị trí tín hiệu dịch chuyển theo chiều ngang.
• Nút xoay Variable:Dùng phối hợp với nút Trigger Level
để chống tín hiệu bị trôi theo chiều ngang. (Bình thường chỉnh nút này về bên phải tới chữ CAL để đảm bảo sự
chính xác của máy dao động kí theo bề ngang). • Nút nhấn X10 MAG:Phóng to tín hiệu 1 ô theo chiều
ngang ra 10 lần.
• CAL 1Vpp: Tín hiệu sóng vuông chuẩn để chỉnh máy, có biên độ 1Vpp tần số 1kHz.
Chúng ta đã nắm được chức năng cơ bản của máy dao động kí và bây giờ ta cần phải chỉnh máy về chuẩn để sựđo đạc và hiển thịđược chính xác:
Mặc định khi sử dụng ta để các giá trị như sau: • Triggering ta để chếđộ AUTO.
• Triggering SOURCE ta để chếđộ VERT MODE. • Các nút Var ở kênh CH1, CH2 và Horizontal xoay hết
theo chiều kim đồng hồ tới chữ CAL.
PHỤ LỤC: THAO TÁC VẬN HÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Từ Lâm Thanh Page 42
Hình 2: Máy phát sóng 2.1/Tổng quan:
Máy phát sóng là thiết bị như tên gọi của nó là tạo ra các dạng sóng khác nhau với các tần số khác nhau phục vụ cho công tác đo đạc, kiểm tra và nghiên cứu.
Tùy theo cách thức tạo ra tín hiệu mà ta phân biệt máy phát sóng analog hay digital.
2.2/Hướng dẫn sử dụng:
Máy phát sóng KENWOOD AG-203D gồm các nút sau: • Đĩa xoay tần số có giá trị từ 1-> 100
• Các nút nhấn chọn tầm: Chọn tần số ra x1, x10, x100, x1k, x10k
->Kết hợp giữa nút chọn tầm và dĩa xoay ta có kết quả tần số
ra mong muốn.
• Nút chọn Waveform: Chọn kiểu sóng ra là sóng vuông hay sóng sine.
• Nút xoay Amplitude: Điều chỉnh biên độ tín hiệu ra với giá trị max là 24Vpp.
• Nút xoay Attenuator (dB): Chỉnh độ suy hao biên độ từ 0- >>50dB
PHỤ LỤC: THAO TÁC VẬN HÀNH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Từ Lâm Thanh Page 43
Hình 3: Máy phát sóng Các nút nhấn chỉnh tầm tần số: 10 Hz->> 1MHz Nút xoay chỉnh giá trị từ 0->>2
->> Kết hợp giữa nút nhấn và núm xoay ta có kết quả tần số ra mong muốn. Các loại nút nhấn chọn loại tín hiệu ra: sóng vuông, sine hay sóng tam giác.
Nút xoay Amplitude chỉnh biên độ tín hiệu ra:Max 23Vpp
Nút Push TTL/Pull CMOS ADJ: Khi nút này ở trong sẽ cho ra tín hiệu sóng vuông TTL với biên độ 4 Vpp cốđịnh ở ngõ ra TTL/CMOS. Khi ta kéo nút này lên thì ở ngõ ra TTL /CMOS là tín hiệu sóng vuông CMOS có biên độ
thay đổi được từ 5V->15V.
Offset /Pull ADJ: Nút điều chỉnh offset ngõ ra, muốn điều chỉnh phải kéo núm này ra và vặn, nếu ta vặn về bên trái tức dấu (-) thì tín hiệu có mức offset âm và ngược lại ta có mức offset dương khi vặn về bên phải tức dấu (+).
Duty /Pull inv: Núm này dùng để chỉnh chu kì làm việc của sóng vuông sóng tam giác …. , kéo ra là ta thay đổi theo hướng ngược lại so với khi nút không kéo.
-20dB, -40dB: Nút điều chỉnh suy hao ngõ ra ở mức -20dB và -40dB. Width /Pull on: Kéo nút này ra là cho phép mạch quét thay đổi độ
rộngxung TTL /CMOS phải kết hợp với kéo nút Rate ra.
Rate /Pull log: Kéo núm này ra là thực hiện quét theo kiểu logarit.