Hợp tác với đối tác nước ngoài về công nghệ để tạo ra dây chuyền sản xuất hiện

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA MILKBANK (Trang 31 - 35)

nghệ để tạo ra dây chuyền sản xuất hiện đại nhất. - Duy trì mức giá cả hợp lý, ổn định WT Phương án - Giảm số lượng sản phẩm sữa đặc có đường

2. Phân tích ma trận BCG và đưa ra chiến lược cho từng sản phẩm

a. Sản phẩm:

Công ty cổ phần sữa Milk Bank chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa đặc có đường.

b. Sử dụng ma trận BCG để phân tích có kết quả:STARS STARS SỮA TƯƠI QUESTION MARKS SỮA BỘT CASH COWS SỮA CHUA DOGS SỮA ĐẶC.

Sản phẩm “sữa tươi”(SBU Stars):Đây là một trong những mặt hàng của công ty chiếm lĩnh thị phần cao và thuộc ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh, có khả năng đem lại lợi nhuận và doanh thu lớn cho Milk Bank trong dài hạn. Đó là do Milk Bank có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình chất lượng cao, chất lượng sản phẩm tốt, chính sách giá hợp lý, dịch vụ tốt,..đồng thời nhu cầu của người dân về sản phẩm cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo cũng được đòi hỏi, càng làm tăng sức cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng, tạo sự tăng trưởng mạnh và lợi nhuận cao cho công ty. Bên cạnh đó,trong những năm gần đây, thị trường về mặt hàng sữa ở Việt Nam cũng vô cùng sôi động, được coi là ngành công nghiệp mạnh về cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho con người, đó là do chất lượng cuộc sống con người ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe càng được chú trọng => tốc độ tăng trưởng mạnh.

Sản phẩm “sữa chua”(SBU Cash cows):Trong danh mục sản phẩm của công ty, sữa chua chiếm thị phần tương đối cao và vị trí cạnh tranh mạnh trên thị trường các doanh nghiệp cung cấp mặt hàng này, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ngành của sản phẩm này còn thấp. Mặt khác do chi phí giảm dần theo quy mô nên

cho phép duy trì khả năng sinh lợi cao, do đó đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty. Tốc độ tăng trưởng ngành của sản phẩm về sữa chua còn thấp có thể là do đại bộ phận người dân, đặc biệt là người già và trung niên vẫn chưa thực sự cảm thấy phù hợp với mặt hàng này, hay trẻ em có phản ứng với lactose-loại protein khó tiêu hóa,hormone tăng trưởng còn tồn dư trong sữa…và khi cung cấp sữa chua doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, bài bản theo tính chất mùa vụ, địa lí, khí hậu với từng vùng nên có khá ít doanh nghiệp tham gia sản xuất sữa chua ngoài những doanh nghiệp lớn =>tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp.

Sản phẩm “sữa bột”(Question marks):Sữa bột của công ty chiếm lĩnh thị phần tương đối thấp và khả năng cạnh tranh yếu song nó lại thuộc ngành có tốc độ tăng trưởng cao, có triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn.Trong những năm gần đây, thị trường sữa bột của Việt Nam vô cùng sôi động với sự tham gia của nhiều công ty nổi tiếng trong nước và sự gia nhập của các công ty nước ngoài như vinamilk, dielac ma ma, nutifood, anfa grow, abbott Hoa Kì, mead Jonhson, dumex, nestle…đó chính là một trong những lý do chính làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị sụt giảm, thị phần ít. Song sự xuất hiện nhiều của công ty lớn hiện nay càng chứng tỏ kinh doanh mặt hàng sữa bột là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao trên thị trường Việt Nam, với đủ các sản phẩm cung cấp cho từ trẻ em, trung niên, đến người cao tuổi.Vì vậy, đối với Milk Bank, kinh doanh sản phẩm sữa bột vẫn đem lại những khả quan về lợi nhuận và tăng trưởng lâu dài.

Sản phẩm “sữa đặc”( Dogs):Hiện tại,sữa đặc là sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu, thị phần thấp và thuộc ngành có tốc độ tăng trưởng chậm. Doanh nghiệp vẫn phải mất một khoản chi phí đầu tư lớn để duy trì thị phần suy yếu hiện tại, song lợi nhuận thu về không đáng kể, là gánh nặng cho doanh nghiệp.Trên thực tế, người tiêu dùng không còn quan tâm nhiều tới sữa đặc bởi hàm lượng đường cũng như nguy cơ gây các bệnh về béo phì,thừa cân, tiểu đường là rất cao, nên các công ty cũng hạn chế trong kinh doanh mặt hàng này.

c. Đề xuất các chiến lược cho từng sản phẩm.

Đối với sản phẩm “Sữa tươi”

Mục tiêu lâu dài là: duy trì và củng cố vị thế của các mặt hàng về sữa tươi, chú trọng phát triển sản phẩm sữa bột là sản phẩm có tốc độ phát triển cao song thị phần hiện tại còn tương đối thấp thành SBU ngôi sao, làm cho cấu trúc kinh doanh của Milk Bank trở nên hứa hẹn hơn, triển vọng hơn=>gia tăng thị phần chiếm lĩnh, tối đa hóa khả năng sinh lời, củng cố vị thế doanh nghiệp. Song để thực hiện hóa chiến lược thì đòi hỏi doanh nghiệp cần nhiều vốn đầu tư và nâng cao trình độ quản lý. Do đó Milk bank có thể sử dụng nguồn vốn dư thừa được tạo ra tử sản phẩm sữa chua sang đầu tư vào các mặt hàng sữa bột và nuôi dưỡng sản phẩm sữa tươi.

=>Chiến lược sử dụng của sản phẩm là:

Tăng trưởng tập trung(thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm nhằm đưa các sản phẩm mới vào thị trường đầy tiềm năng).

Tăng trưởng hội nhập( gia tăng quyền sở hữu hay kiểm soát đối với mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, tăng quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào và đối thủ cạnh tranh).

Đối với sản phẩm “Sữa chua”

Mục tiêu lâu dài là: các mặt hàng về sữa chua (có đường, không đường, men,..) đã nằm trong thị trường bão hòa cho nên tránh tăng trưởng hội nhập.

=> Chiến lược sử dụng là:

Chiến lược đa dạng hóa( sử dụng các ưu thế nội bộ của công ty hoặc là đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh bằng cách tìm kiếm các chiến lược kinh doanh mới)

Chiến lược tăng trưởng tập trung( phát triển thị trường mới bằng cách phát triển sản phẩm mới với thị trường hiện tại, dựa trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và thiết kế sản phẩm mới).

Đối với sản phẩm “Sữa bột”

Các mặt hàng thuộc sữa bột đang nằm trong thị trường đầy tiềm năng nhưng lại có thị phần tương đối thấp, cần phải phát triển sản phẩm để tạo lợi thế trong tương lai, nhằm đạt được vị trí ngôi sao-sữa tươi.hoặc có thể bỏ một số sản phẩm thuộc sữa bột mà ít triển vọng nhất nhằm làm giảm đi nhu cầu áp lực về vốn đầu tư.

=> Chiến lược sử dụng là:

Chiến lược tăng trưởng hội nhập( liên kết): Tăng quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào thông qua việc mua vào hay tổ chức lấy.

Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa(đa dạng hóa ngang): hướng vào thị trường hiện tại với những sản phẩm mới mà về mặt công nghệ không liên quan đến các sản phẩm hiện tại bằng cách sử dụng các công nghệ mới.

Đối với sản phẩm “Sữa đặc”

Milk bank vẫn phải mất một khoản chi phí lớn mà không thu được nhiều lợi ích từ sản phẩm này=>doanh nghiệp cần cắt giảm hoặc loại bỏ việc sản xuất sản phẩm này, sẽ giúp bớt đi gánh nặng chi phí cho nó.

=> Chiến lược sử dụng là:

Chiến lược suy giảm: cắt bỏ bớt các chi phí hoạt động hoặc loại bỏ các hoạt động về kinh doanh sữa đặc để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA MILKBANK (Trang 31 - 35)