Không bao giờ tái phạm (NEVER AGAIN): những quốc gia Châu Phi phải rút ra được bài học từ nạn diệt chủng tại Rwanda để tránh việc lặp lại tội ác kinh khủng nhất tại lục địa này. Thể
chế yếu kém tại rất nhiều nước Châu Phi đã làm gia tăng một “culture impunity” văn hoá không
bị trừng phạt, đặc biệt dưới chế độ độc tài đã làm tất cả để níu giữ quyền lực.
Sự phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị và pháp lý (Evolution of political and legal accountability): Những cá nhân nắm quyền lực thường xuyên vi phạm tội diệt chủng và những tội ác chống lại loài người. Đây là lần đầu tiên những cá nhân đang ở địa vị cao bị yêu cầu
giải thích về những vi phạm về nhân quyền tại Châu Phi trước một toà án quốc tế. Hoạt động của Toà án đã gửi một thông điệp mãnh mẽ tới các nhà lãnh đạo và những thủ lĩnh chiến tranh tại
Châu Phi. Bằng việc đưa ra những phán quyết chưa có bao giờ liên quan tới tội diệt chủng, ICTR đã đưa ra một ví dụ mà theo đó bất cứ bất cứ nơi nào trên thế giới nếu vi phạm những tội ác như
trên sẽ bị trừng trị
Sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Phi: Những nguời bị buộc tội hiện bị giam cầm tại
Toà ở Arusha đã bị bắt và bị thuyên chuyển từ hơn 15 quốc gia. Một số quốc gia tại Châu Phi đang tăng cường hợp tác với Toà. Những biểu hiện này chứng tỏ những quốc gia này đã nhận
thức được rằng họ không thể chối bỏ pháp luật quốc tế trên chính lãnh thổ của họ.
Sự tôn trọng các bản án (Enforcement of prison sentences): Toà mong muốn có thể đánh giá đươc sự tuân thủ việc thực thi những bản án tại Châu Phi vì một số lý do văn hoá xã hội vốn
có ảnh hưởng lớn tới lục địa này. Bằng việc tăng thêm những nhà giam cho những kẻ bị Toà kết
án tội diệt chủng, các quốc gia Châu Phi có thể biểu thị một sự cam kết thực thi nguyên tắc luật
pháp. Vào ngày 19/2/1999 Cộng hoà Mali trở thành quốc gia đầu tiên ký vào một hiệp định với ICTR để cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc thực thu những bản án của Toà. Một hiệp định tương tự cũng được ký với Benin vào 26/8/1999. Qúa trình đàm phán với những quốc gia
Châu Phi khác cũng đang tiến gần đến hồi kết.
Sự hỗ trợ về chính trị, đạo đức và vật chất từ phía các quốc gia Châu Phi đối với Toà là cần thiết. Chủ yếu dựa vào những thành công hay thất bại cơ bản của ICTR bởi Toà đang giải
quyết những tội ác xảy ra tại Châu Phi với hơn 500,000 nạn nhân. Những quốc gia Châu Phi và Chính phủ nên biết rằng mạng sống của những nạn nhân này cũng quan trọng như vô số những
Toà đang cung cấp những quyết định quan trọng cho ICC trong tương lai và những thẩm quyền
quốc gia khác nhau. Điều này đóng góp một nền tảng cơ bản cho hoà bình và công lý quốc tế
trong thế kỷ XXI.
Kết luận
Ba Toà hình sự được trình bày trong bài viết này hiện tại là những toà hình sự vẫn đang trong quá trình hoạtđộng, trong đó ICC sẽ là Toà hình sự thường trực và chịu trách nhiệm xét xử
tất cả những hành vi có liên quan đến trách nhiệm hình sự quốc tế đã, đang và có thể diễn ra trong tương lai. Cả ICC và hai toà vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda đều có một điểm chung và cũng là đặcđiểm nhận dạng của Toà hình sựđó chính là các Toà này chỉ chịu trách nhiệm và có thẩm quyền xét xử những cá nhân, khác với cơ chế Toà ICJ là điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia với nhau. Hơn thế nữa, ICJ chỉ xét xử các vụ việc dựa trên những bản Memorial và Counter- memorial của các quốc gia tranh chấp gửi lên cho toà, nhưng với ICC, khi Công tố viên nhận
thấy có dấu hiệu có những hành vi có thể thuộc thẩm quyền tài phán của ICC hay bất cứ quốc gia nào yêu cầu xem xét thì Công tố viên hay Toà sẽ chịu trách nhiệm kể từ công việc điều tra trởđi hay nói đúng hơn là Toà chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối vụ việc. Chỉ trong trường hợp, Hội đồng bảo an đang điều tra vụ việc thì Công tố viên sẽ tạm dừng không điều tra nữa. Đồng thời,
Điều 27 quy chế Rome còn cho thấy, ICC có thẩm quyền với các cá nhân dù với bất cứ cương vị
nào, thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi cá nhân. Những nguyên tắc hoạt động
của ICC cho thấy ICC không đứng trên quyền tố tụng hình sự của các quốc gia bởi tố tụng hình sự chính là thẩm quyền tối đa của quốc gia, từ đó dẫn tới một nguyên tắc khác của ICC đó là không xét xử hai lần. Điều này có nghĩa là đối với những vụ việc đã xét xử ở một toà khác như
Toà quốc gia hay nhân quyền thì ICC sẽ không thụ lý nữa. Vậy ICC có điểm khác biệt nào với
hai toà hình sự vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda. Câu trả lời khá thú vị bởi ICC có thể coi như một
tổ chức quốc tế và Tổ chức này thì độc lập với Liên Hợp Quốc và Hiến chương Liên Hợp Quốc, do đó có thể thấy ICC không đứng trên các quốc gia. Trong khi đó, ICTY và ICTR lại được thành lập dựa trên các nghị quyết của Liên Hợp Quốc dựa trên Chương VII của Hiến chương, do
đó mà 2 toà vụ việc này không khác gì một biện pháp cưỡng chế của Hộiđồng Bảo an, do đó, xét về khía cạnh này hai Toà vụ vịêc này có thểđứng trên quốc gia. Về cơ bản, có thể thấy ICC phụ
thuộc vào hiệu lực hợp tác hình sự theo sựủng hộ của các quốc gia thành viên và không có quyền
hành pháp và không có lực lượng khống chế của riêng mình nên ICC hoàn toàn nhờ vào sự hợp
thấy trước, Toà án này dành cho phe yếu và các cấu yếu mà không đủ năng lực và phương tiệnđể
thi hành các quyết định của mình bởi ICC được lập nên một phần là để chủ quyền quốc gia được