CHƯƠNG III: NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO HIỂM VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 26 - 32)

3. Dự phòng nghiệp vụ: Lĩnh vực 2006 2007 Tăng trưởng

CHƯƠNG III: NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO HIỂM VIỆT NAM.

HIỂM VIỆT NAM.

3.1 Những cơ hội của ngành bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO.

Nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ trên 8%/năm, tăng thêm tiềm năng cho ngành bảo hiểm phát triển.

- Lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sẽ kết thúc vào năm 2009.

- Số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng trong đó tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội.

- Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, thu nhập ngày càng cao kèm theo nhu cầu về bảo hiểm con người chăm sóc sức khoẻ y tế xã hội ngày càng tăng.

- Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện chặt chẽ hơn vừa phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm ngày một rõ ràng và tốt hơn mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm không có mặt tại Việt Nam.

3.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO

- Dịch vụ bảo hiểm là một trong những dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói riêng có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng chưa được sự quan tâm ủng hộ nhiều của các ngành các cấp, chưa thấy hết được vai trò của ngành bảo hiểm không những bồi thường kịp thời đầy đủ tổn thất do thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng mà còn đầu tư vào nền kinh tế (năm 2006 ước trên 31.000 tỉ đồng) thu hút hàng trăm ngàn lao động, nộp ngân sách nhà nước trên 1000 tỉ đồng mỗi năm tương đương với ngân sách địa phương tốp 10 của cả nước. Ngành bảo hiểm đang cần một thái độ ủng hộ quan tâm hơn nữa của các cơ quan công quyền.

- Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt.

Trước hết, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm.

Thứ hai, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.

Thứ ba, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản...

- Trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm phải có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ gia tăng cho khách hàng thì mới được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây.

- Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến trên 5 năm) tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.

Trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều biến chuyển mạnh mẽ, đang trên đà phát triển. Muốn tạo được bước đi vững chắc trong cơ chế thị trường đòi hỏi ngành bảo hiểm nói chung và công ty Bảo hiểm nói riêng phải đạt được yêu cầu, mục tiêu của công tác bảo hiểm.

Cùng với những thuận lợi vốn có, trong quá trình triển khai nghiệp vụ các công ty cũng gặp không ít những khó khăn nên kết quả thu được còn rất khiêm tốn. Mặt khác, công ty Bảo hiểm là các công ty hoạt động dịch vụ giải quyết đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Do đó, trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các công ty phải xác định cho mình hướng đi đúng đúng đắn và hiệu quả là không ngừng cải tiến quá trình kinh doanh, đặc biệt chú trọng nâng cao công tác bảo hiểm, phương thức phục vụ, đảm bảo giữ vững uy tín của mình ngày một tốt hơn. Mục tiêu của các công ty đặt ra là “đứng vững và phát triển” do đó thời gian tới nhiệm vụ của các công ty rất nặng nề. Vậy phải làm gì để nâng cao sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm? Đây là vấn đề cần phải giải quyết.

Sau đây là một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và hợp tác của doanh nghiệp bảo hiểm mà nhóm chúng tôi đưa ra:

- Tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và nhất là tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng.

- Phát triển nhiều sản phẩm mới ngoài những sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Cần tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, y tế chất lượng cao, bảo hiểm trách nhiệm ( trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm, trách nhiệm pháp lý...) và các sản phẩm phục vụ phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tăng thêm sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí và chăm sóc y tế.

- Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý và môi giới bảo hiểm đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, có chế độ chính sách hợp lý để giữ được đội ngũ cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp.

- Tạo ra nhiều dịch vụ gia tăng ngoài việc được bảo hiểm như được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và bác sỹ nổi tiếng theo giá ưu đãi, được sửa chữa xe (không thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm) tại cơ sở uy tín và được giảm giá...

- Cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bán bảo hiểm, giám định tổn thất và bồi thường nhanh gọn chính xác.

- Chú trọng đến công tác đầu tư tài chính từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đem lại bảo tức ngày một tốt hơn cho khách hàng.

- Tiếp tục xây dựng thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp và phong cách phục vụ tốt. Làm được như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam sẽ chứng minh rằng việc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm không có mặt tại Việt Nam. Điều này sẽ hướng sự lựa chọn của khách hàng tới các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.Việc hội nhập mở cửa thị trường bảo hiểm với tốc độ nhanh, ngành bảo hiểm rất cần sự trợ giúp kỹ thuật của Nhà nước thông qua việc kêu gọi tài trợ của nước ngoài để xây dựng Học viện bảo hiểm đào tạo cán bộ cao cấp, trung cấp cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Vì trên thực tế các nước trên thế giới không có Đại học Bảo hiểm, không tạo cử nhân kỹ sư như chuyên ngành khác nên tất thiếu, rất yếu về nghiệp vụ chuyên sâu bảo hiểm.

- Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm trong đó có quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, phân tích tính phí bảo hiểm, thương mại điện tử, qua đó cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm cũng có thể cập nhật có tính nhạy cảm cao.

- Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý và sân chơi cho các Doanh nghiệp bảo hiểm nhất là trong các loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản hàng hóa dễ gây độc hại môi trường, dễ cháy nổ. bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế….

Dưới đây là một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt mục tiêu của các Công ty bảo hiểm:

Một là: Nâng cao chất lượng khai thác bằng cách:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cơ quan đơn vị có tiềm năng.

Ví dụ cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: Với nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em mà công ty đang triển khai. Công ty phải tập trung vào vận động cha mẹ, ông bà....của trẻ em. Người khai thác cũng cần phải hiểu rõ được tâm lý của người tham gia loại hình này, phải biết tận dụng khả năng và cần phải thống kê tìm hiểu cặn kẽ xem ở độ tuổi nào là tham gia nhiều, những người thuộc ngành nghề nào hay tham gia, ở địa phương nào là phổ biến, rồi thống kê cả về loại hợp đồng, về mức trách nhiệm về giới tính thậm chí cả về thời gian cần khai thác vào lúc nào là hợp lý và hiệu quả. Công ty cũng cần phải phối hợp với các trường tiểu học, mẫu giáo qua các buổi họp phụ huynh sẽ tranh thủ vận động mọi người tham gia bảo hiểm cho trẻ em, có thể phát tờ rơi quảng cáo để sản phẩm tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn.

- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng cáo: Mặc dù ta thấy rằng việc quảng cáo trong Bảo hiểm là rất khó bởi vì nó thường đề cập tới những rủi ro trong đời sống mà tâm lý của người Việt Nam thì lại hay kiêng kỵ do đó cần phải có hình thức tuyên truyền và quảng cáo phù hợp. Những điều còn tồn đọng và khó khăn với Bảo hiểm Việt Nam ta là, thực tế mọi người còn ít biết về Bảo hiểm và còn rất mới mẻ. Điều này cũng do trong thời gian qua các công ty chưa chú trọng tới công tác này mặc dù biết rằng hiệu quả đem lại rất cao.

Như trong tháng 30/1997, sau khi công ty Bảo Việt có quảng cáo liên tục trên ti vi vào dịp tết nguyên đán, số lượng hợp đồng phát hành tăng lên rõ rệt.

- Mở rộng tổ chức mạng lưới cộng tác viên, đại lý đặc biệt là các thành phố lớn đông dân cư và dân có mức sống cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cần phải tuyển dụng và đào tạo đội ngũ đại lý chuyên nghiệp để bố trí rộng địa bàn. Các công ty nên xem xét tăng cường hơn nữa chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ trong Công ty, đồng thời nên dành một chế độ hoa hồng khen thưởng hợp lý cho đại lý cộng tác viên (hoa hồng là khoản thu nhập chính của đại lý nên ai cũng muốn có mức hoa hồng cao khi đó sẽ khuyến khích họ khai thác được nhiều hợp đồng) Công ty nên có chế độ khen thưởng như: Hàng tháng đánh giá kết quả làm việc của đại lý có số lần tiếp xúc khách hàng nhiều, làm như vậy sẽ kích thích tình thần thi đua của mọi người, rồi công bố số lượng hợp đồng khai thác được một cách thường xuyên. Và có phần thưởng đối với các đại lý có số hợp đồng khai thác đủ lớn và khả thi.

Hai là: Chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cho cán bộ của Công ty cũng như giúp đỡ các đại lý, cộng tác viên trong việc đào tạo nghiệp vụ. Đây cũng là công việc quan trọng phục vụ cho việc phát triển lâu dài của công ty như:

- Đề nghị ban tổ chức cùng các cơ quan hữu quan quan tâm giúp đỡ hay khyến khích tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác đào tạo cán bộ phục vụ cho chuyên ngành bảo hiểm.

- Công ty nên sắp xếp bố trí công việc, cử cán bộ có năng lực và nhu cầu đi học các lớp đào tạo về bảo hiểm ở nước ngoài trên cơ sở đó có điều kiện và hoàn thiện các loại hình

Bảo hiểm ở Việt Nam được tốt hơn. Và từ đó, Công ty sẽ có quyết định đưa ra các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu phong phú của mọi người.

- Đối với công tác viên: Công ty nên tổ chức các buổi học về Bảo hiểm nhân thọ, cách thức quản lý và theo dõi hợp đồng trên máy vi tính để cho công việc triển khai của các cộng tác viên được thuận lợi.

Ba là: Thiết kế trình bộ Tài chính một số sản phẩm mới để đa dạng hoá sản phẩm nhằm

đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các cộng tác viên ở các công ty bảo hiểm địa phương thực hiện triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trên cả nước được nhanh và có hiệu quả. Công ty nên giúp đỡ trong việc cử cán bộ xuống tuyển đại lý khai thác theo tiêu chuẩn của Công ty đồng thời tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ đại lý này. Công ty cũng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu tập huấn cho đội ngũ này.

Bốn là: Đề nghị Nhà nước nên có chính sách ưu đãi không đáng thuế thu

nhập với số tiền đóng phí bảo hiểm để từ đó thúc đẩy bảo hiểm là một ngành có ưu thế và ích lợi hơn hẳn so với hình thức gửi tiền tiết kiệm từ đó sẽ hạn chế những bất lợi cho việc triển khai nghiệp vụ của Công ty và làm cho khách hàng sẽ thấy được tham gia bảo hiểm nhân thọ có hiệu quả cao hơn các hình thức khác. Công ty phải có những ý kiến cụ thể trình lên lãnh đạo cấp trên xin được hưởng những chính sách ưu đãi nói trên đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là vấn đề đầu tư vốn trong Công ty. Cùng với những việc làm đó các Công ty cần phải tiến hành hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là nâng cao chất lượng của các hợp đồng.

Thực tế trong thời gian qua, phần lớn các Công ty mới chỉ quan tâm đến số lượng hợp đồng và doanh thu đạt được mà chưa để mắt xem “đại lý nói gì với khách hàng” để đi đến ký kết được hợp đồng. Trong khi đó số lượng đại lý trong mỗi Công ty ngày một gia tăng. Nên chăng đây cũng là thời điểm mà mỗi Tổng công ty phải tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty, đồng thời các công ty phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý để sớm sàng lọc được những đại lý đáng tin cậy. Cùng với việc nâng cao chất lượng hợp đồng công việc quản lý hợp đồng cũng cần được quan tâm hơn.

Năm là: Cáccông ty nên đưa ra kế hoạch cụ thể về việc thành lập phòng giám định và trả tiền bảo hiểm.

Hiện tại hầu hết các Công ty chưa có phòng giám định và trả tiền bảo hiểm, nhưng đã là nghiệp vụ bảo hiểm thì việc giám định và trả tiền bảo hiểm là chắc chắn phải có. Mục đích của công tác giám định, bồi thường nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, làm tốt công tác này sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng thì việc phát triển của nghiệp vụ cũng càng được đảm bảo hơn.

Đã đến lúc Công ty cần phải thực hiện mạnh mẽ những mục tiêu đề ra và tiếp thu những ý kiến thiết thực nhất.

Trên đây là những ý kiến đề xuất của chúng tôi góp phần vào việc nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w