Trong chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành Thủy sản giai đoạn 2010-2012, ngành đã đặt ra hàng loạt giải pháp, mục tiêu cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản. Mục tiêu mà ngành Thủy sản đặt ra đến năm 2012 là đảm bảo 90% cá tra và tôm nuôi có thể truy nguồn gốc xuất xứ; 70% thủy sản khai thác có nhật ký theo dõi, 90% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu này, bên cạnh việc phổ biến kịp thời các thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, thực phẩm và thương mại thủy sản ngành sẽ lên chương trình phát triển cụ thể, ưu tiên đầu tư các sản phẩm chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể…
Cùng với đó, ngành Thủy sản sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu cung cấp giống và thức ăn, nuôi thủy sản, thu hoạch, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm… Trong thời gian tới, công tác phát triển thương mại thủy sản được đặc biệt chú trọng thực hiện theo hướng kịp thời đánh giá tình hình thị trường thế giới. Hy vọng với
Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 27
những việc làm thiết thực sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành này trong thời gian tới, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh và giảm nghèo cho ngư dân MỤC LỤC: