Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh” potx (Trang 27 - 30)

Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Sau khi tập hợp được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trong tháng (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn công ty cuối quý như trên đã định khoản. Cuối quý kết chuyển chi phí sản xuất đã tập hợp trên các sổ cái TK 621, 622, 627 vào sổ Cái TK 154 (xem Phụ lục 19), tháng 3/2007kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 154 : 410.072.588

Có TK 621 : 217.239.730 Có TK 622 : 32.759.504 Có TK 627 : 160.073.354

Phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm toàn công ty từng tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm sau khi đã tiến hành phân bổ trực tiếp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và phân bổ gián tiếp chi phí nhân công trực

28

tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức dùng để phân bổ là sản phẩm hoàn thành trong tháng.

Ví dụ: Tổng hợp chi phí NVL, NCTT, SXC cho sản phẩm chè Nhài 20g: Các chi phí đã tập hợp được kết chuyển sang TK 154 vào cuối kỳ:

* Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 154 (chè Nhài 20g) : 16.496.403

CóTK 621 : 16.496.403 (CT NLC : 12.808.280 VLP : 3.688.195 )

* Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 154(chè Nhài 20g) : 1.989.651

Có TK 622 : 1.989.651

* Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Nợ TK 154 (chè Nhài 20g) : 9.722.067

Có TK 627 : 9.722.067

Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho sản phẩm chè Nhài 20g cuối kỳ: Nợ TK 154 (chè Nhài 20g) : 28.208.121 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 : 16.496.403 : 1.989.651 : 9.722.067 5. Kế toán xác định giá thành sản phẩm 5.1. Đối tượng và k tính giá thành sn phm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là đại lượng, kết quả hoàn thành nhất định cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất của công ty là tạo ra nhiều loại chè thành phẩm nên công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại chè thành phẩm như chè Nhài, chè Sen, chè Sâm, chè gừng, chè Thanh Hương, chè Hồng Đào, chè thuốc…

Như nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác, công ty đã chọn kỳ tính giá thành sản phẩm theo tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán

29

xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành để thu thập và cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ trong từng thời kỳ.

5.2. Công tác đánh giá sn phm làm d (SPLD) cui k

Do chu kỳ sản xuất chè của công ty ngắn ngày, từ lúc đưa nguyên liệu vào đến khi ra các sản phẩm khoảng 1 tháng đối với chè đen, chè xanh và khoảng 3 tháng đối với chè hương. Mặt khác số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ có nhưng ít và tương đối ổn định giữa các kỳ. Xuất phát từ những lý do trên, công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.

5.3. Phương pháp tính giá thành sn phm

Sau khi xác định được các chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm đối với từng loại chè thành phẩm theo phương pháp tính giá thành giản đơn. Đây là phương pháp thích hợp với công ty bởi những sản phẩm, công việc của công ty có quy trình công nghệ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo.

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất (CPSX) đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở (SPLD) đầu kỳ để tính: Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ = SPLD đầu kỳ + CPSX phát sinh - trong kỳ SPLD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ Tổng sản lượng thực tế

Do công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ nên tổng giá thành sản phẩm trong kỳ bằng tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ (Z= C). Trong tháng 3/2007, sau khi tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán căn cứ trên số liệu tính toán được tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể được thể hiện trên Bảng tính giá thành (xem Phụ lục 20).

Ví dụ: Tính giá thành cho sản phẩm chè Nhài 20g như sau (chi phí đã được tập hợp ở trên):

30

Chi phí NCTT phân bổ cho chè Nhài 20g: 1.989.651 (đồng) Chi phí SXC phân bổ cho chè Nhài 20g: 9.722.067 (đồng). Tổng chi phí tập hợp cho chè Nhài 20g: 28.208.121 (đồng) Vậy tổng giá thành sản phẩm chè Nhài 20g trongtháng 3/2007 là:

Z(chè Nhài 20g)= 16.496.403+ 1.989.651+ 9.722.067 = 28.208.121 (đồng) Biết tổng giá thành sản phẩm chè Nhài 20g trong kỳ, ta có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm đối với sản phẩm chè Nhài 20g như sau: (sản lượng kế hoạch trong kỳ của chè Nhài 20g là 400kg tương ứng với 2000 túi sản phẩm)

CHƯƠNG III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Chè Kim Anh” potx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)