4.1.2.1 Đào hố:
a.Trước khi đào hố phải đo lại vị trí cọc mốc.
b. Hố cột phải đúng quy cách đã thiết kế.
c. Đào hố phải để lại cọc mốc để dể kiểm tra theo dõi.
d. Khi đào hố, đất được đem lên cần để ở phía ngược với phía dựng cột. Đất phải để cách xa miệng hố khoảng 20 cm. Hố đào trong ngày cần dựng cột ngay.
e.Hố dây co ( hố chân chống ) phải được đào dịch ra ngoài cột mốc, theo hướng của dây co( hướng của chân chống) một khoảng tùy theo độ sâu của móng dây co ( móng chân chống )và tùy theo tỷ số L/H của cột. Đào thêm một mương xiên để căng dây co cho thật thẳng, lắp dây co ( lắp chân chống ) đúng hướng chịu lực.
Trong đó : L là khoảng cách chân dây co, chân chống đến chân cột. H là độ cao cột.
f. Khi đào hố cho cột và dây co ở phía đường cái thường có người qua lại, trong trường hợp đào xong chưa kịp dựng cột, chon dây co hoặc chân chống thì phải đậy ván, làm báo hiệu để chỉ dẫn ngăn ngừa tai nạn.
4.1.2.2 Lắp đặt dây co:
a. Căng dây co cần đảm bảo đúng tỷ số L/H trong thiết kế.
b. Căng dây co ở cột góc và cột đầu cuối phải đảm bảo độ ngả ở ngọn cột. Dây co phải nằm trên đường phân giác của góc hợp thành bởi hai phía của cáp theo chiều ngược với lực căng của cáp. Các mối quấn buộc phải chắc chắn, gọn và đẹp. Dây co từ ngọn đến gốc thẳng, không để gãy gấp.
c. Bộ phận dây co quấn vào cột, bộ phận quấn buộc bằng dây dây sắt, bộ phận dây co tự quấn, bộ phận lắp thêm vào đệm dây co đều phải sơn chống rỉ. Bộ phận dây co chôn dưới đất và bộ phận trồi lên khỏi mặt đất 30 cm trở xuống phải có biện pháp chống rỉ.
d. Khi quấn buộc dây co nên dùng dây sắt mềm để quấn buộc hoặc có thể dùng cách tự quấn. Phải đảm bảo kỹ thuật mối quấn buộc.
e. Trường hợp trên cột có hai dây co cùng hướng thì chỗ nối liền giữa thân của hai dây co và chân dây co phải dùng vòng đệm dây co riêng biệt.
f. Khi chon dây co phải đào một rãnh xiên từ đáy hố lên đến chỗ cộc mốc dây co làm cho chân dây co nối với than dây co nằm trên một đường thẳng, chiều dài trồi lên khỏi mặt đất nên lấy là 20-30 cm.
4.1.2.3 Lắp đặt cáp:
a. Việc đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt phải được tính đến trước khi lắp đặt cáp. b. Phải tuân thủ đầy đủ công tác chuẩn bị lắp đặt cáp quang treo:
- Dọn quang mặt bằng thi công. - Lắp ròng rọc trên cột.
- Lắp đặt tời kéo có trang bị cầu chì ngắt. - Treo dây kéo.
- Làm đầu kéo.
c. Kéo cáp: Tốc độ kéo phải nhỏ hơn 20m/phut. d. Căng cáp:
-Kiểm tra xử lý xoắn cáp.
-Dùng tời điều chỉnh độ căng của dây treo. - Điều chỉnh độ võng của cáp theo thiết kế.
-Khi kẹp dây treo dùng dụng cụ điều chỉnh tăng dây để trợ giúp kẹp dây treo. e. Măng sông cáp, cáp dự trữ được treo trực tiếp vào cột.
f. Phải lắp biển báo hiệu tại những chỗ cần thiết, ngoài ra đặc biệt chú ý nơi qua đường, qua cầu, qua các công trình khác v.v…
g. Trong trường hợp lắp đặt cáp qua song, đầm lầy, địa hình phức tạp…cáp quang được treo trên dây gia cường chịu lực. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống ròng rọc được đặt trên mỗi đầu cột và dọc theo đường dây gia cường treo cáp. Tời kéo cáp được xâu qua hệ thống này và nối với cáp. Dùng tời có cầu chì kéo cáp để kéo cáp từ cuộn cáp qua khoảng cách giữa các cột.
4.1.2.4 Các trường hợp treo cáp đặc biệt:
a. Cáp quang treo chung với đường dây điện lực. Vì khoảng cột của điện lực dài hơn khoảng cột của bưu điện, khi thi công cáp quang trong trường hợp phải áp dụng theo khoảng cột dài và cột vượt. Khi thi công cáp quang cùng đường dây diện lực phải chú ý tính toán độ dài cuộn cáp phù hợp với khoảng cột, tránh trường hợp phải nối cáp ở khoảng giửa hai cột, chọn cáp thi công theo thiết kế. Trước khi thi công phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan
quản lý đường dây điện lực, phải cắt điện và có báo hiệu thi công tuyến cáp quang, đăng ký thời gian làm việc hàng ngày và khoảng thời gian thi công.
b. Đối với cáp quang lắp đặp qua cầu, cáp phải được đặt trên máng cáp hoặc trong ống sắt bảo vệ. Phải tính toán sao cho không có mối nối trên cầu. Sauk hi lắp đặt xong phải viết ký hiệu đánh dấu “CAP QUANG”.