Giải pháp hoàn thiện đến năm 2015 1 Quan điểm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34 - 35)

3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái

- Chính sách cần phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập người lao động.

- Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần được ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa.

- Xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và tránh nguy cơ tụt hậu.

- Không ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở duy trì sự tương quan hợp lí giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ; hướng dần mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi.

- Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ tích trữ và kiềm chế tác động xấu của thị trường chợ đen.

Trong những năm tới, chính sách tỷ giá hối đoái sẽ thực hiện theo hướng ngày càng linh hoạt, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút FDI, để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hóa nhập quốc tế. Theo đường lối của Đảng: “ Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ”. Chính sách tỷ giả sẽ được tiếp tục cải tiến, phát triển theo hướng linh hoạt hơn.

3.2. Giải pháp hoàn thiện đến 2015

- Giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi

phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối

Việt Nam đã thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt và sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước đóng vai trò thiết yếu. Liên quan chặt chẽ đến vấn đề này là việc phát triển thị trường ngoại hối. Một thị trường ngoại hối có khả năng thanh khoản cao và hoạt động có hiệu quả sẽ cho phép tỷ giá đáp ứng tín hiệu của thị trường, giảm thiểu các rủi ro tỷ giá. Do vậy, chính sách quản lý ngoại hối phải được thực hiện nghiêm ngặt, có thể cải cách theo các hướng:

+ Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra, vào trong nước, từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

+ Quản lý chặt chẽ các khoản vay, nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh vay trả chậm của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài. Do dự trữ ngoại hối của ngân hàng Nhà nước còn mỏng, nên ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục kiên trì các biện pháp thu hút kiều hối: mở rộng đối tượng được uỷ thác, làm dịch vụ chi trả kiều hối...

+ Ngân hàng Nhà nước cần từng bước thực hiện cơ chế tự do hoá các giao dịch vãng lai, từng bước tự do hoá các giao dịch vốn, cho phép một số ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện thí điểm một số nghiệp vụ giao dịch hối đoái theo thông lệ quốc tế, nâng cao tính linh hoạt của thị trường ngoại hối.

+ Tiến tới hoàn thiện thị trường ngoaị tệ liên ngân hàng với đúng nghĩa là một “thị trường thực sự” làm cơ sở xác định tỷ giá bình quân liên ngân hàng sát với cung- cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một cơ sở hạ tầng quan trọng để ngân hàng Nhà nước can thiệp và điều hành tỷ giá, do đó thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải hoạt động thông suốt, liên tục, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhanh chóng nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp. Đồng thời có cơ chế ràng buộc các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia trên thị trường ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình để xây dựng một mô hình thị trường ngoai tệ liên ngân hàng hoàn thiện, điều tiết can thiệp mua, bán ngoại tệ nhằm cân đối cung cầu và thực hiện chính sách tỷ giá theo định hướng của Nhà nước.

+ Củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho ngân hàng Nhà nước phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và nội tệ một cách thông suốt.

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy phù hợp. Các văn bản pháp quy về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối cần được rà soát lại, thống nhất và đơn giản hoá, bãi bỏ những quy định không phù hợp hay chồng chéo. Thông qua cơ chế chính sách, các biện pháp quản lý hành chính của Chính phủ có thể tác động đến hoạt động của thị trường hối đoái, quản lý các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, chống những hiện tượng đầu cơ, buôn bán trái phép ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thông thạo ngoại ngữ, có trình độ sử dụng các phưng tiện hiện đại phục vụ cho chuyên môn. Đầu tư các phương tiện thông tin hiện đại để phục vụ công tác giao dịch trong nước và quốc tế cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w