1.3.1. Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn BèNH SƠN
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2002000188
- Cấp ngày: 12/06/2008, thay đổi lần thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2009, do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp.
- Địa chỉ: Thôn Kẹm, xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Số điện thoại: (02403)875899
- TK ngân hàng : 7517040002068 (Ngân hàng TMCP xăng dầu PETROLIMEX- chi nhánh Hà Nội ).
- Vốn điều lệ :8500000000 VND. - Mã số thuế :2400292008.
Quá trình thành lập và phát triển :
Cùng với những chính sách phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nước, ngày 2/2/2008 công ty TNHH Bình Sơn chính thức được thành lập và đi vào hoàn thiện quá trình xây dựng cở sở hoạt động sản xuất..Đến đầu năm 2009, việc xây dựng cơ bản hoàn thành, công ty bắt đầu đi vào sản xuất .Ban đầu vốn điều lệ của công ty là 8.5 tỷ đồng, cùng với 4 thành viên hội đồng thành viên. Ngày 24/5/2011, Biên bản họp hội đồng cổ đông đươc thông qua, vốn điều lệ của công ty tăng lên 10,5 tỷ đồng cùng với 6 thành viên trong hội đồng thành viên.
Trải qua 4 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Bình Sơn ngày càng có uy tín trên thị trường Bắc Giang và đang dần mở rộng thị trường .
Sản phẩm của công ty: Gạch đặc
Thông số cơ bản về sản phẩm :
- Sản phẩm gạch xây đặc đạt tiêu chuẩn TCVN 6355-1998 - Kích cỡ: chiều dài 210cm; chiều rộng 100, chiều cao 60cm
- Cường độ nén: 16,5N/mm2 ; Cường độ uốn: 3,55N/mm2 ; Độ hút nước: 9,2%; Khối lượng riêng: 2,55g/cm3; Khối lượng thể tích: 1,79g/cm3.
- Gạch đặc do công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn TCVN 6355-1998 và đảm bảo về chất lượng và an toàn môi trường.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty Đặc điểm kinh doanh;
Như chúng ta đã biết, mỗi một sản phẩm hay một loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ chế tạo riêng và nó chi phối đến đặc điểm sản xuất của công ty. Qui trình công nghệ chế tạo của công ty Bình Sơn là sản xuất liên tục. Toàn bộ qui trình công nghệ được chuyên môn hóa và hiện đại hóa rất cao giữa các khâu có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Sản phẩm của Công ty Bình Sơn được tiêu thụ phần lớn ở các công ty xây dựng trên địa bàn và 1 số tỉnh lân cận như Bắc Ninh,…ngoài ra cung cấp nguồn sản phẩm cho các đại lý phân phối .Do đặc điểm kỹ thuật nổi bật của sản phẩm là cường độ chịu nén cao nên chủ yếu được dùng cho xây dựng phần móng và những công trình kiên cố.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách hàng.
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
1.3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
+ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Trong thực tế cho ta thấy để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả các xí nghiệp, các công ty đều phải tổ chức bộ máy quản lý nhằm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nhưng tùy thuộc vào mô hình, loại hình và đặc điểm điều kiện sản xuất cụ thể mà các công ty tổ chức ra bộ máy quản lý cho thích hợp. Công ty Bình Sơn là một công ty sản xuất, bộ máy của công ty được tổ chức thành cỏc phòng ban có chức năng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và phù hợp yêu cầu quản lý của công ty.
Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên của công ty gồm 6 thành viên sáng lập ra công ty.Mỗi thành viên có tỷ lệ góp vốn nhất định .Hội đồng thành viên là những người đưa ra quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
Hội đồng thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo quy định Điều lệ công ty.
P.Hàn h Chính Nhân Sự P.An Toàn LĐ và Môi Trường P.Kinh Doanh P.Kế Toán P.Kỹ Thuật và Kiểm Định CL P.Sản Xuất Ban Giám Đốc Hội Đồng Thành Viên
Ban Giám đốc công ty: Ban giám đốc công ty gồm 3 thành viên đươc bầu ra từ Hội đồng thành viên có vai trò điều hành hoạt động của công ty. Đứng đầu là giám đốc, tiếp theo là 2 phó giám đốc. Giám đốc công ty quản lý trực tiếp cỏc phũng: Nhân sự, Kế toán – Tài chính, điều hành các công việc chủ yếu như: nhân sự, định mức, tiền lương, tài chính kế toán, vật tư. Giám đốc công ty ủy quyền cho phó Giám đốc điều hành quản lý các bộ phận cụ thể hoạt động của công ty.
Tất cả các phó Giám đốc đều được Giám đốc uỷ quyền thực hiện việc kớ cỏc hợp đồng kinh tế, các giấy tờ quan trọng khi Giám đốc vắng mặt và có giấy uỷ quyền của Giám đốc hoặc kớ cỏc thông báo, chỉ thị nội bộ có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, và kớ cỏc hoỏ đơn bán hàng.
Cỏc phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: Phòng Hành chính Nhân sự: Căn cứ vào yêu cầu tuyển dụng về lao
động của công ty, có phương án tuyển dụng lao động, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân, tổ chức đại hội, hội nghị của đơn vị, quản lý hành chính, văn thư, quản lý định mức lao động. Bên cạnh đú phũng Hành chính nhân sự còn tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xét tăng lương, thưởng, tuyển dụng lao động, sa thải, kỉ kuật, …theo đúng quy định của Nhà nước và quy định của Công ty.
Phòng Kế toán : có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài
chính của Công ty, quản lý các khoản thu-chi, theo dõi nguồn vốn tại quỹ, két công ty .Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với cỏc phũng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
Phòng Sản xuất: Nhiệm vụ chủ yếu là điều động sản xuất và quản lý
việc xuất nhập vật tư, quản lý các kho vật tư bán thành phẩm của công ty, tìm kiếm nguồn vật tư trên thị trường, mua nguyên vật liệu đầu vào cho công ty.
Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích tìm kiếm thị trường, tiêu
thụ sản phẩm của công ty thông qua các hệ thống các đại lý, cửa hàng, văn phòng đại diện, chi nhánh.Phòng kinh doanh cú các bộ phận: Markerting, bộ phận bán hàng, bộ phận thống kê, quản lý các kho thành phẩm của công ty.
Phòng Kỹ thuật và kiểm định chất lượng: phụ trách công tác điều
động sử dụng máy móc, cập nhật công nghệ sản xuất giúp tăng năng suất lao động, cải tiến sản phẩm và xác định định mức lao động, định mức vật tư cho
sản phẩm.Bên cạnh đó là kiểm tra các mặt hàng sản xuất của công ty chất lượng sản phẩm đúng như yêu cầu thiết kế và phân loại sản phẩm theo chất lượng thực của sản phẩm.
Phòng An toàn lao động và Môi trường: Phụ trách các công việc liên
quan chủ yếu đến an toàn lao động của công nhân, an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp, cảnh quan môi trường.
Cỏc phòng ban, phân xưởng của công ty tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một qui trình sản xuất kinh doanh khép kín, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lợi tức cao.
1.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠI PHÒNG KẾ TOÁN
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng kế toán tài chính vừa là người trực tiếp tổ chức công tác kế toán của công ty, giỏm sỏt các hoạt động tài chính của công ty và than mưu cho ban giám đốc.Cuối mỗi tháng kế toán trưởng tập hợp số liệu từ các kế toán viên và lập các báo cáo cần thiết gửi ban giám đốc.Kế toán trưởng là người lên báo cái tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào thời điểm cuối năm, cuối quý và theo yêu cầu của ban giám đốc.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy kế toán :
KT Tiền Lương KT TSCĐ Kế Toán Trưởng KT Vật Tư KT Thanh Toán Thủ Kho KT Vốn Bằng Tiền KT Chi Phí Giá Thành Thủ Quỹ
cơ sở kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyờn, nhiờn vật liệu của phòng kỹ thuật đã tính toán để hạch toán tình hình nhập xuất và tiêu hao nguyờn nhiờn vật liệu trong kỳ. Kế toán vật tư lập các bảng kê nhập, xuất, và nhập xuất tồn vào cuối tháng.
Kế toán TSCĐ và tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao, kiểm tra định mức lao động tiền lương, kiểm tra các chứng từ thanh toán lương, bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong công ty, và lập các báo cáo phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán thanh toán: Căn cứ các chứng từ gốc, các giấy báo nợ, bỏo cú
để ghi sổ theo dõi tiền mặt tại quỹ , tiền gửi, tiền vay. Lập các nhật ký, bảng kê liên quan. thanh toán, thu chi giữa ngân quỹ của Công ty.
Kế toán chi phí giá thành: Căn cứ các số liệu tập hợp từ các phân
xưởng, các số liệu tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ tính toán giá thành sản phẩm nhập kho. Căn cứ vào định mức sản phẩm phân bổ các chi phí chung tính giá thành sản phẩm theo định mức, phục vụ các yêu cầu điều hành sản xuất của lãnh đạo.
Thủ quỹ :Quản lý nguồn vốn bằng tiền của công ty, có nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ tiền mặt của công ty, theo dõi tình hình sử dụng quỹ tiền mặt thông qua phiếu thu, phiếu chi.
Thủ kho: Chịu trách nhiệm về việc xuất nhập bông, thành phẩm, vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu nhập, xuất để đối chiếu với kế toán vật tư, thiết bị.
1.4.2. Hình thức kế toán tại công ty
Về hình thức kế toán: Công ty thực hiện đúng chế độ kế toán của Bộ Tài chính quy định, áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006, thực hiện đúng pháp luật kế toán và nghĩa vụ đối với nhà nước.
Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh kịp thời và chính xác một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty sử dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, và khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Niên độ kế toán của công ty được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán: Việt Nam Đồng (VND)
Hình thức kế toán: Công ty đang áp dụng hình thức kế toán NK Chứng Từ.
TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY BèNH SƠN
1.4.3. Các tham số sử dụng để tính lương tại công ty
Công ty xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo đơn giá sản phẩm từng bộ phận, khoán lương trên cơ sở hoàn thành công việc, có thưởng, có phạt, đóng BHXH cho người lao động theo chế độ quy định của nhà nước.
- Phương pháp tính lương tại công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng
hai hình thức trả lương cho người lao động:
- Hình thức trả lương theo thời gian ( áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng).
- Hình thức trả lương theo sản phẩm, theo ca ( áp dụng đối với công nhân sản xuất).
Lương cơ bản = Tlmin x hệ số lương
Tiền lương tháng = ĐGTL x SNLV x Hệ số cơ bản x Hệ số kinh doanh. Lương thực lĩnh = Tiền lương tháng + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ Trong đó:
TLmin: Là tiền lương tối thiểu theo quyết định của Nhà nước
(830.000đ/thỏng).
SNLV: Số ngày làm việc thực tế của ngừời lao động.
Hệ số lương được dựa vào trình độ của nhân viên và quy định của doanh nghiệp.
Phụ cấp trách nhiệm: 25 % x Lương cơ bản.
Phụ cấp khác: 40 % x Lương cơ bản (áp dụng cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kỹ sư).
Số ngày công đi làm thực tế là 26 ngày/thỏng.
Số ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước Công ty áp dụng theo quy định của bộ luật lao động đã ban hành.(Lương ngày nghỉ theo chế độ = 50 % lương một ngày công)
Lương
thực lĩnh = ĐGTL x SNLV +
Lương ngày nghỉ
trong chế độ + Lương đi làm
Các chế độ khen thưởng (áp dụng cho toàn công ty) Loại A: 150.000 đồng
Loại B: 105.000 đồng Loại C: Không thưởng
Tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành:
DN(%) NLĐ(%) Tổng
1 Bảo hiểm xã hội 17 7 24
2 Bảo hiểm y tế 3 1.5 4.5
3 Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2
4 Kinh phí công đoàn 2 2
Tổng 23 9.5 32.5
Đối với bộ phận sản xuất được tính theo hình thức lương sản phẩm và theo ca là chủ yếu:
* Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm được căn cứ vào các tham số sau: - Đơn giá khoán: Tùy theo vào mỗi tổ đội mà có đơn giá khoán khác nhau.
- Tổng số lượng hoàn thành: Tổng số lượng hoàn thành được tổng hợp vào cuối tháng.
- Thành tiền= Đơn giỏ khoán x tổng số lượng hoàn thành
- Tổng số ngày công: Tổng số ngày công của các công nhân trong tổ. - Lương trung bình = Thành tiền ữ tổng số ngày công
- Tiền lương: Lương trung bình x số ngày công của công nhân sản xuất trong tháng.
Ngoài ra cũn cỏc khoản phụ cấp khác như: Tiền ăn ca, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đặc thù, tiền thưởng….
Các khoản khấu trừ :tạm ứng, lỗi vi phạm…
Lương thực lĩnh = Tiền lương tháng + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ
+ Đối với công nhân vệ sinh công nghiệp: Tiền lương = Đơn giá gốc x SNLV
Các chế độ được hưởng như các công nhân viên khác.
Với những người có mức thu nhập cao đến 5.000.000/tháng sẽ có một mức thuế suất quy định theo khung chuẩn của bộ tài chính ban hành, để từ đó tính mức thuế thu nhập cá nhân mà cán bộ công nhân viên phải nộp cho cơ quan thuế.
Mức thuế suất được quy định theo khung chuẩn của bộ tài chính ban hành. Đơn vị: 1.000.000 đ Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
1.4.4. Quy trình tính lương tại công ty