Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH phát triển các Công Nghệ Điện Tử Công Suất (Trang 44 - 45)

- Nội dung giải pháp: Công ty cần đề ra quy định về điều kiện khách hàng có đủ

3.2.1.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Mua sắm theo kế hoạch và sử dụng hiệu quả TSCĐ hiện có

Lý do đề xuất giải pháp

Công ty có lượng tài sản cố định lớn thuộc diện có hao mòn vô hình cao (máy móc, thiết bị công nghệ cao…) tuy nhiên công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, làm chậm quá trình chuyển giá trị TSCĐ vào chi phí, chậm quay vòng vốn và không phản ánh đúng thực trạng hao mòn của tài sản. Ngoài ra, việc mua sắm TSCĐ cần có kế hoạch từ trước để có thể chủ động tìm nguồn tài trợ, và không làm gián đoạn, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay, việc mua sắm tài sản của công ty thường không có kế hoạch từ trước, mà chỉ khi có nhu cầu mua sắm thêm TSCĐ thì công ty mới tiến hành tìm nguồn tài trợ.

Nôi dung giải pháp

- Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế TSCĐ, công ty có thể xác định xem TSCĐ này đã khấu hao được bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới TSCĐ. Đồng thời, căn cứ vào các dự án,

toán

định cần đầu tư là bao nhiêu. Xem xét, lựa chọn biện pháp khấu hao thích hợp để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Lựa chọn lại phương pháp tính khấu hao để tránh hao mòn vô hình đối với tài sản cố định. Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, và sớm đổi mới được TSCĐ.

- Tiến hành nâng cấp TSCĐ thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp cho TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn.

- Đối với những TSCĐ không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số tiền của công ty cho việc bảo quản, sửa chữa nên lựa chọn phương pháp thanh lý là hợp lý nhất, vừa giảm được một khoản chi phí, vừa thu hồi được một khoản vốn.

- Công ty có thể thực hiện chế độ khoán về việc sử dụng TSCĐ. Nghĩa là việc sử dụng, bảo quản TSCĐ có thể được giao cho từng cá nhân, từng phòng ban. Nếu máy móc, thiết bị hư hỏng do các nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, phòng ban đó cần chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty. Hình thức bồi thường có thể là bồi thường bằng tiền, trừ vào tiền lương, tiền thưởng, hoặc bằng cách tự tiến hành sửa chữa để trả lại tài sản cho công ty trong thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH phát triển các Công Nghệ Điện Tử Công Suất (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w