Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ làm công

Một phần của tài liệu tội giết người trong trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết

các vụ án hình sự chủ yếu xuất phát từ nhận thức và năng lực chuyên môn của các chủ thể tiến hành tố tụng. Vì vậy, thay đổi những nhận thức sai lầm

của họ, nâng cao trình độ và rèn luyện thêm kỷ năng cho những người này và bổ sung cán bộ có trình độ để tháo gỡ tình trạng quá tải công việc sẽ là giải pháp đầu tiên có thể góp phần khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm

pháp luật xảy ra trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Những việc này đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên và kiên trì.

Về nhận thức, hoạt động giải quyết án phải đảm bảo đồng thời cả hai

mục tiêu, vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không làm oan người dân. Hai

mục tiêu này thật ra không mâu thuẫn nhau. Vì vậy, tuyệt đối không thể

chấp nhận tư tưởng “thà làm oan hơn bỏ lọt”, hay “thà bỏ lọt hơn làm oan”. Các chủ thể tiến hành tố tụng phải bằng hết khả năng của mình, phát hiện

mọi dấu hiệu phạm tội, xác minh mọi sự kiện phạm tội, xác minh chính xác người phạm tội, điều tra, chứng minh đầy đủ mọi tình tiết sự thật của vụ án,

truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mọi

thao tác trong quá trình đó phải chặt chẽ, chuẩn mực và hợp pháp. Tôn

trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, lẽ đương nhiên trong đó, gồm cả việc tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng nghi can, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, muốn đạt được điều ấy, cả những

chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án, lẫn những người tham gia tố tụng đều cần phải có cái tâm trong sáng, phải nhận thức đúng đắn về việc mình làm và phải có chuyên môn vững.

Về nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, Nhà nước cần triển

khai rà soát đánh giá về chuyên môn tất cả các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, từ cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đến cán bộ chưa được bổ nhiệm giữ một chức danh nào, từ đó phân loại để có kế

hoạch, có biện pháp đào tạo năng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên môn. Bên cạnh đó, có thể phải giảm dần số cán bộ quá yếu kém, thường vi phạm đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác và không còn khả năng đào tạo.

Mặt khác, những người tiến hành tố tụng thuộc về các cơ quan khác

nhau. Chuyên môn của mỗi ngành mỗi khác. Chẳng hạn, Điều tra viên cần

nghiệp vụ điều tra, Kiểm sát viên cần nghiệp vụ kiểm sát, Thẩm phán cần

nghiệp vụ xét xử. Nhưng tất cả đều có một điểm chung: cần kiến thức pháp

luật, tư duy, kỹ năng áp dụng pháp luật. Vì vậy, tùy theo yêu cầu tiêu chuẩn

của từng chức danh, các cơ quan sẽ cử cán bộ của mình tham gia các khóa học phù hợp. Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác như kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cán bộ các ngành này. Bên cạnh đó, Thư ký Tòa án cũng cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thư ký. Thậm chí, với chức danh này, bằng cử nhân luật của họ không nhất

thiết phải là bằng chính quy nhưng nghiệp vụ thư ký cần phải là chính quy.

Dường như thư ký Tòa án chưa được coi là một nghề, mà chỉ là một bước đệm để trở thành Thẩm phán. Như thế cũng chưa thật hợp lý trong bối cảnh

hiện nay.

Để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, ngoài việc cho đi đào tạo cơ bản, cơ quan cũng cần duy trì kỷ luật tổ chức các đợt tập huấn và các cuộc hợp, sinh hoạt chuyên môn thường xuyên trong cơ quan nhằm nhắc

nhở, chấn chỉnh rút kinh nghiệm công tác. Kinh nghiệm là vốn quý cho mỗi người hoàn thiện các thao tác của mình trong quá trình giải quyết công việc.

KẾT LUẬN

Nhà nước sẽ không tồn tại được nếu không có pháp luật, pháp luật

chính là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ

chính trị. Thật vậy, nếu không có sự can thiệp của pháp luật thì xã hội này sẽ

không ổn định, lúc đó mọi hoạt động sẽ diễn ra trong xã hội sẽ không theo

một trình tự nào cả mà là tự do không hạn chế. Trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự là một trong những ngành luật quan

trọng góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua những quy định trong phần tội phạm chúng ta có thể thấy

giá trị của luật hình sự đối với nhu cầu xã hội hiện nay là rất cần thiết. Bộ

luật hình sự năm 1999 là thành quả của quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ

sung. Luật hình sự Việt Nam quy định về tội phạm, quy định về các tội xâm

phạm tính mạng con người, đặc biệt là tội giết người nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng, một trong

những vấn đề trọng yếu được xã hội ta ngày càng quan tâm.

Những vấn đề về tội giết người nói chung, tội giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng với việc xem xét, phân tích các

dấu hiệu pháp lý với hình phạt chúng ta có thể thấy rằng đây là tội phạm có

tính nguy hiểm đối với con người và xã hội. Từ những hành vi mà người

phạm tội thực hiện đã bộc lộ mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Sống trong một xã hội tiến bộ và phát triển thì tính mạng con người

phải được bảo đảm và tôn trọng hơn bao giờ hết, huống chi con người là vốn

quí của xã hội, là nhân tố chính của xã hội trong quá trình hình thành và phát triển thì càng không thể bị xâm hại.

Trong tình hình hiện nay, tội phạm đang ngày một gia tăng về số lượng

cũng như tính đa dạng và phức tạp của chúng, đặc biệt là tội phạm ở lứa tuổi

thanh thiếu niên chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, những xô xát không cần thiết

giữa hai bên đã gây nên chết người gây hoang mang, lo ngại trong xã hội. Vì vậy, công tác phòng chống tội phạm cũng như việc thi hành án, áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách đúng đắn, có hiệu quả là vấn đề chú trọng và đặc

biệt quan tâm. Tuy nhiên, sự hạn chế về những quy định của Bộ luật hình sự 1999 đang là vấn đề bất cập mà các nhà làm luật cần phải quan tâm.

Đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật

hình sự nói riêng trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay là vấn đề cần

đặc biệt là hạn chế được tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm… Bên cạnh đó

cần phải chú trọng đến công tác thực tiễn trong hoạt động về điều tra, truy tố,

xét xử, thi hành án đối với tội giết người nói chung và tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng. Hạn chế lớn nhất của việc

áp dụng pháp luật trong điều kiện hiện nay là giữa luật và thực tiễn có một

“khoảng cách” nhất định. Có những trường hợp, vụ việc xảy ra trong thực tế

mà không thể áp dụng pháp luật được. Từ đó, dẫn đến sự lúng túng trong quá

trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, để việc áp dụng

pháp luật cho quá trình quản lý xã hội được dễ dàng, mang lại hiệu quả cao hơn và nhằm thu hẹp dần “khoảng cách” giữa luật và thực tiễn thì các cơ

quan có thẩm quyền cần tiến hành một số giải pháp sau:

Một là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, Bộ luật hình sự nói riêng về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Hai là: Cần có hướng dẫn rõ ràng, chính xác của Tòa án nhân dân tối

cao trong quá trình định tộiở những tội phạm có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng gần giống nhau.

Ba là: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công

tác bảo vệ pháp luật.

Từ những giải pháp trên thì “khoảng cách” giữa luật và thực tiễn sẽ được rút ngắn lại giúp cho công tác xét xử được đúng người, đúng tội và

đúng pháp luật. Đó sẽ là điều kiện, là nền tảng tiên quyết cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời góp

phần xây dựng các quy định về tội giết người nói chung và tội giết người

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002.

2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2007.

3. Nghị quyết số 04/ HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao.

Các báo cáo.

4. Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2008 của Tòa án nhân dân tối cao.

5. Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân thành phố Cần thơ năm 2008.

Giáo trình, sách, tạp chí.

6. Ts. Phạm Văn Beo – Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội

phạm) năm 2008.

7. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1 – Trường Đại học luật Hà Nội,

Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2005.

8. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội

phạm, tập 1 – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ts. Lê Thị Kim Dung – Vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết

các vụ án hình sự - Nhà xuất bản Tư pháp 2006.

10. Trần Minh Hưởng – Tìm hiểu tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

nhân phẩm, danh dự của người khác – Nhà xuất bản Lao động năm 2002.

11. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS. Lê Thị Sơn – Từ điển pháp

luật hình sự - Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.

12. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa – Tội phạm và cấu thành tội phạm – Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2006.

13. Trần Văn Luyện – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người – Nhà Xuất bản chính trị quốc gia năm 2000.

14. Nguyễn Xuân Yêm – Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm

– Nhà xuất bản công an nhân dân.

15. Viện ngôn ngữ học – Từ điển tiếng việt phổ thông.

16. Đinh Văn Quế - Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000.

17. Trần Linh – Vấn đề lỗi của người bị hại liên quan đến việc xác định

tội danh đối với người phạm tội khi xét xử tội giết người – Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2008, trang 21- 23.

18. Th.s Minh Lương – Tình tiết giảm nhẹ định tội trong luật hình sự

Việt Nam – Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10-2007 (số 20), trang 3- 10.

19. Ts. Phạm Văn Beo – Về tình tiết định tội “Phạm tội trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh” – Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I tháng 8-2008 (số

15) , trang 29 - 32.

20. Thẩm phán Lê Hồng Quang – Tội giết người và một số vướng mắc

qua thực tiễn xét xử loại tội phạm này – Tạp chí tòa án nhân dân kỳ I tháng 3- 2009 (số 5), trang 20 - 23.

21. Nguyễn Văn Duyến – Phân biệt các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thông qua một vụ án cụ thể - Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 3- 2006 (số 6), trang18 - 21.

Website

22. Đào Hồng – “Cố ý gây thương tích” bị xử “giết người” – http:/ www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2008/12/106804.cand.

23. Chí Tài – Bi kịch hôn nhân của những cặp vợ chồng trẻ - http:/ www.socbay.com/news/detai/bi-kich-hon-nhan-cua-nhung-cap-vo-chong- tre/603456229/251723776/1.html.

24. Võ Khối, Đức Trung – Hội thảo tội phạm học đầu tiên giữa công an và báo chí: Ngăn ngừa những kẻ giết người “không chuyên” – http:/ www.vietbao.vn/Xa-hoi/Hoi-thao-toi-pham-hoc-dau-tien-giua-cong-an-va- bao-chi:Ngan-ngua-nhung-ke-giet-nguoi-khong-chuyen/45111914/157.

25. Trung Hiền – Phạm tội vì bị kích động mạnh – http:/www. An ninh thủ đô – An ninh đời sống – Phạm tội vì bị kích động mạnh, ngày 24/02/2008.

Một phần của tài liệu tội giết người trong trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)