GẠO CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN
4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Bối cảnh quốc tế:
- Toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu hướng chung của thời đại:
- Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra hết sức nhanh và mạnh mẽ, ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, đã, đang và sẽ ảnh hưở
- Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho sức tiêu dùng giảm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
- Những nước nhập khẩu gạo lớn khiến cho việc xuất khẩu gạo trở nên khó khăn hơn và cạnh tranh trong xuất khẩu gạo sẽ gay gắt hơn.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là nguy cơ nữa mà đã thể hiện ngày càng rõ với những tác động tiêu cực khôn lường
Bối cảnh khu vực:
Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ ra đời, đây chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có như AFTA, hiệp định khung ASEAN về dịch vụ(AFAS),… Sau khi thành lập, AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD qua sự liên kết về kinh tế trên cơ sở sản xuất thống nhất như tự do thương mại về đầu tư, chu chuyển vốn, lao động, dịch vụ… Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng trong khu vực, AEC sẽ tạo ra một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, lợi ích mà các thành viên có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh. Đặc biệt, AEC chú trọng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước, cũng là lĩnh vực mà Việt Nam hết sức quan tâm.
Bối cảnh Việt Nam:
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng,kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 1986 -1990: GDP
tăng 4,4%/năm. Năm 1991 -1995: GDP bình quân năm tăng 8,2%. Từ 1996 đến 2000, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%/năm. Giai đoạn 2001 - 2005 nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân tăng 7,5%/năm. Năm 2006 - 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7%. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa giai đoạn thực hiện nhiều hơn, sâu hơn các cam kết khi gia nhập WTO. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng trước những cơ hội hết sức to lớn. Đó là sự mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến gạo.
Như vậy, gia nhập WTO và ASEAN xuất khẩu gạo của Việt Nam vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của Việt Nam. Giữa cơ hội và thách thức có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau tùy thuộc vào việc tận dụng cơ hội và ứng phó với thách thức của chính phủ cũng như của ngành lúa gạo Việt Nam.
4.2. Định hướng chủ yếu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam
Thứ nhất: xuất khẩu lúa gạo trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Thứ hai: xuất khẩu gạo phải chú trọng cả số lượng và chất lượng, tránh xa vào cái bẫy của kỷ lục mới, thứ hạng cao về khối lượng gạo xuất khẩu.
Thứ ba: xuất khẩu gạo phải mang tính bền vững:
Thứ tư: xuất khẩu gạo theo các nguyên tắc của thị trường mà trước hết là nguyên tắc cạnh tranh
4.3. Giải pháp đối với nhà nước
Từ thực trạng trên đây cho thấy quy mô sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực, tăng trưởng xuất khẩu chưa được ổn
UBND các địa phương còn yếu, chưa có sự phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo,nhiều doanh nghiệp còn trông chờ sự bảo hộ của nhà nước, không có sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập rõ ràng, chưa nhận thức đúng về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và có nguy cơ bị mất thị trường. Do vậy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu,tìm kiếm các giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp cho chính phủ để giải quyết khó khăn còn tồn đọng:
Một là, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu
Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt được 3,45 tỷ USD. Sản lượng tăng 8,3% nhưng giá trị thấp hơn 1,98% so với năm 2011 (thấp hơn 70 triệu USD). Điều này cho thấy một nghịch lý người nông dân sản xuất càng nhiều thì giá bán càng rẻ và lợi nhuận giảm. Nếu chúng ta so sánh với Thái Lan, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu ha và diện tích này có khuynh hướng giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sân gôn hóa… trong khi đó Thái Lan có đến 10 triệu ha đất trồng lúa. Do vậy, việc Việt Nam đứng thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo vượt qua Thái Lan là không bền vững nếu chúng ta không chú ý tới chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng. Như vậy, trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có định hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn xuất khẩu bền vững thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường sản xuất lúa thơm jasmine hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người nông dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống lúa thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu). Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có một sự đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền cho năng suất và giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu chiết lý “sản xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị trí thứ nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng mãi được.
Năm 2012 giá gạo Việt Nam rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh nên hiệu quả xuất khẩu và đời sống của người trồng lúa không được cải thiện là mấy. Chúng ta sản xuất ra lúa, gạo nhưng cái chúng ta cần bán là thương hiệu gạo. Có thương hiệu không chỉ là việc bán được giá cao mà còn ghi dấu ấn vào thị trường với những sản lượng và giá trị ổn định. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó còn hàm chứa sở hữu trí tuệ khác như bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm… chúng ta chưa có được loại gạo nào mà khi nhắc đến tên gạo là nhắc đến Việt Nam. Trong khi đó, nhắc đến Thái Lan, ai cũng có thể kể tên những giống gạo ngon nổi tiếng của nước này, như gạo Jasmine, gạo Homali. Những sản phẩm này của Thái Lan có mặt ở nhiều quầy kệ của các siêu thị, nhà bán lẻ trên khắp các châu lục. Như vậy, để có thương hiệu gạo Việt Nam ngoài việc khuyến cáo nông dân quan tâm hơn đến giống lúa có chất lượng cao, chúng ta còn phải tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nước có tiềm năng. Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng phải tham gia tích cực hơn vào việc quảng bá và giúp cho người nông dân nhận thức được những chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu của thị trường để hướng dẫn nông dân trồng và giúp nông dân tiêu thụ. Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài nhưng lại bị dùng nhãn mác của nước khác, đây là một yếu kém, một sự tồn tại trong vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau: - Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn. - Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức tổ chức để có sản Số 193 tháng 7/2013 13 lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn. - Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn định. - Xúc tiến thương mại. Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới dần có thương hiệu trên thị trường thế giới.
Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và chính sách trợ giá cho nông dân.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong thu mua gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp không thể
phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động giá gạo. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo xuất khẩu như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn định giá gạo trong nước cũng như xuất khẩu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở Việt Nam có quy mô nhỏ. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa, với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng 230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn người nông dân sản xuất lúa ở Việt Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có sự quan tâm kịp thời khi giá lúa giảm để trợ giá cho người nông dân đảm bảo cho họ luôn có mức lợi nhuận định mức từ 30% trở lên, để họ tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với nghề nông của mình
4.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Qua phần phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước, phần tiếp theo em xin trình bày một số kiến nghị đối với doanh nghiệp:
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu
Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác, mặt khác do việc đầu tư, nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao. Đây là khâu rất yếu hiện nay, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú trọng các vấn đề sau: + Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ
+ Tăng cường quản lý, nâmg cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến, đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất, phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.
- Tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển thị trường
Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Các giải pháp cụ thể như đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu từ đó triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá, tham gia hội chợ, triển lãm,…
Các doanh nghiệp địa phương cần thành lập hiệp hội và tiến hành xây dựng thương hiệu cho đặc sản gạo cho địa phương mình và phát triển thương hiệu này không c, chỉ ở trong nứoc mà còn ra nước ngoài. Tất cả các kế hoạch cần theo một chiến lược cụ thể, khi đã xây dựng được mô hình hợp lý, các doanh nghiệp cần tạo dựng các yếu tố thương hiệu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Bối cảnh mới từ khu vực ASEAN mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với xuất khẩu gạo. Để tận dụng được cơ hội và giải quyết khó khăn cho bài toán xuất khẩu gạo của Việt Nam thực sự cần đổi mới quan điểm về xuất khẩu gạo và thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới là: Xây dựng chiến lược kinh doanh; hoàn thiện cơ chế và chính sách; đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản; xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo; mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà; bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa. Để các giải pháp phát huy tác dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và khoa học giữa các chính sách, giữa nhà nước với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.