Các thiết bị phụ trợ

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CƠ KHÍ MÁY THIẾT KẾ BỂ CHỨA DẦU LGO (Trang 25)

III. Tính toán thiết kế bồn chứa

3.5 Các thiết bị phụ trợ

3.5.1 Cầu thang thành bể.

• Cầu thang cũng là bộ phận quan trọng của mỗi công trình, nhờ có kết cấu này khi vận hành con người có thể đi lại tới những vị trí cần thao tác, giúp cho việc kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng bể được dễ dàng. Đối với bể trụ đứng chứa dầu thì cầu thang được thiết kế đi xung quanh bể.

Việc thiết kế cầu thang được quy định trong bảng 5-19 quy phạm API – 650. Chọn: Chiều rộng cầu thang 800mm

Chiều cao của bậc cầu thang: 25mm Độ dốc cầu thang:450

3.5.2 Các loại van

• Để đảm bảo cho quá trình vận hành trên các đường ống xuất và nhập của mỗi bể chứa được lắp đặt các hệ thống van như sau:

• Trên đoạn ống vào bể có bố trí các loại van một chiều, thiết bị này có chức năng khống chế chất vận chuyển quay trở lại đường ống nhập khi có sự cố sảy ra •Van an toàn tự động đóng khi bể đã nhập đầy

•Các loại van thông khí lắp đặt ở mái và vành ngoài có nhiệm vụ sả khí khi áp suất trongbể không ở mức an toàn

3.5.3 Các loại cửa bể

•Cửa bể là thiết bị phục vụ cho công nhân ra vào khi thi công hoặc hoàn thiện sửa chữa bể trong đó có các loại cửa như: cửa ra vào, cửa làm sạch . . . Trong bể cũng có các loại cổng khác nhau với nhiều chức năng đa dạng phục vụ cho việc hoạt động ổn định của bể như cổng xuất, cổng nhập, các ống báo mức, ống kiểm tra nhiệt độ. . .Vị trí của các cửa và các cổng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau sao cho thích họp với việc vận hành, lắp đặt và sửa chữa.

3.5.4 Các loại cửa thông khí

• Bao gồm cửa thông khí thành bể và cửa thông khí trung tâm giúp cho bể luôn thông thoáng với bên ngoài , tạo điều kiện cho mái được hoạt động ổn định cũng như giảm được áp suất dư hoặc áp suất chân không tác động lên mái bể.

•Ngoài ra còn có một số loại cửa khác phục vụ cho các mục đích khác nhau: cửa kiểm tra nhiệt độ bể, cửa phun bọt để chữa cháy, cửa hút cặn, cửa thông hơi thành bể.

3.4.5Cửa xuất,cửa nhập.

•Trên thân bể bố trí một cổng xuất (tùy theo vào điều kiện có thể bố trí nhiều cửa xuất), tại cổng xuất này sẽ có một mặt bích chờ đầu nối với đường ống xuất. Việc thiết kế cửa suất phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng đầu ra tối đa cho phép.

Trên cơ sở cửa xuất sẽ được thiết kế với các thông số như sau (theo bảng 5.16

tiêu chuẩn API)

Chiều dày thép t=16 mm Chiều dài cổ ống xuất 250mm Tâm cổ ống cách đáy 425 mm

Cửa nhập

•Thiết kế cửa nhập dựa theo quy phạm API - 650 và lưu lượng cho phép của cổng nhập, cấu tạo của cửa nhập tương tự như cửa xuất tuy nhiên để chánh hiện tượng tạo bọt của nhiên liệu và giảm độ mòn của đáy bể nơi nhiên liệu được sả vào, khi thiết kế bố trí thêm một miếng đệm và ống dẫn sao cho nhiên liệu được dẫn tới sát đáy trước khi đi vào bể.

Theo đó các thông số chủ yếu của bể được thiết kế như sau:

Đường kính ngoài của ống: 120mm Chiều dày cổ ống 14 mm

Chiều dài cổ ống 200

Góc dẫn hướng của cổ ống 1350

IV.Kiểm tra ổn định lật của bể dưới tác dụng của tải trọng gió 4.1 Tính toán tải trọng gió tác dụng lên bể

• Theo mục 5.11.1 tiêu chuẩn API 650 áp lực gió trong vùng có bề mặt phẳng là 1,4Kpa đối với vận tốc gió 190km/h.

• Vận tốc gió ở khu vực thiết kế công trình là 54m/s hay 205km/h. Vậy áp lực gió ở khuvực thiết kế là:

=1,676 KN/m2

•Tải trọng do gió gây ra tác dụng lên bể

Fgió =Cs P D H=0,5.1,676.70.20=1173,2(KN)

Trong đó:

P: áp lực của gió tác dụng lên bể (P = 1,676KN/m2) D: đường kính thiết kế của bể (D = 70m)

H: chiều cao bể (H = 20m) Cs: hệ số khí động (Cs = 0,5)

•Coi tải trọng gió tác dụng lên bể đặt tại chính giữa chiều cao của thân bể

=1173,2 .10=11732 KN

4.2Tính toán trọng lượng của bể.

•Trọng lượng của bể bao gồm các thành phần sau:

+Trọng lượng của các tấm vỏ thành bể, tính theo công thứ: Pvbii

Trong đó:

Pvbi: trọng lượng lớp vỏ bể thứ i (KN)

γ : trọng lượng riêng thép làm vỏ bể (γ = 78,5KN/m3) D: đường kính bể thiết kế (D = 70m)

δ i: bề dày lớp vỏ thứ i không kể đến ăn mòn (m) hi: bề rộng lớp vỏ thứ i (m)

Thay số vào ta có bảng số liệu sau:

Đoạn bể Bề Rộng Chiều Dày Đường

Kính γ (KN/m3) P (KN) 1 2 42 70 78,5 362,449 2 2 39 70 78,5 336,553 3 2 36 70 78,5 310,657 4 2 33 70 78,5 284,763 5 2 30 70 78,5 258,870 6 2 26 70 78,5 224,348 7 2 21 70 78,5 181,197 8 2 16 70 78,5 138,05 9 2 10 70 78,5 86,278 10 2 10 70 78,5 86,278 Tổng 2269,443

Trọng lượng của dáy bồn chứa: Pdáy =

Trọng lượng của mái bồn chứa: P mái =

Trọng lượng tính toán của bể:( 16136,068 )KN

4.3 Kiểm tra ổn định của bể

• Theo mục 5.11.2 tiêu chuẩn API 650, đối với bể không được neo giữ, momen do tải trọng gió gây ra không được vượt quá 2/3 giá trị của momen chống lật. Việc kiểm tra được thực hiện theo công thức sau.

Trong đó:

M: momen lật do tải trọng gió gây ra (M = 11732KNm) W: trọng lượng cố định của bể (W = 16136,068KN) D: đường kính bể thiết kế (D = 70m)

Thay số vào công thức ta có.

Vậy điều kiện chống lật được đảm bảo, bể không cần neo giữ.

V. An toàn và phòng chống cháy nổ trong hệ thống bồn chứa5.1. Giới thiệu chung 5.1. Giới thiệu chung

Hệ thống bồn bể chứa trong nhà máy lọc hóa dầu, vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ được quy định nghiêm ngặt, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và vận hành nhà máy. Các sản phẩm dầu mỏ rất dễ gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cái vật chất do cháy nổ. Vì vậy trong quá trình sản xuất và sử dụng, bảo quản cần phải có các biện pháp an toàn để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

5.2. Các biện pháp an toàn5.2.1. Đối với con người 5.2.1. Đối với con người

Cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy, nhà phân phối kể cả công nhân của các nhà thầu công trình hệ thống bồn chứa, nhà thầu vận chuyển đều phải tuân theo những yêu cầu chung sau đây:

- Thực hành thuần thục công nghệ trong việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị.

- Lựa chọn cẩn thận và sử dụng đúng thiết bị cho từng công việc.

- Tuân thủ tuyệt đối các qui tắc và an toàn trong sản xuất và sử dụng.

- Vệ sinh, an toàn trong lao động

- Cấm hút thuốc trong khu vực cấm.

5.2.2. Trong công tác quản lý

- Vấn đề an toàn phải được truyền đạt thường xuyên để nhắc nhở mọi người tuân thủ đúng quy định.

- Thực hiện việc giám sát an toàn lao động 24/24 kịp thời phát hiện những nguy hiểm để phòng tránh.

- Vệ sinh an toàn lao động luôn được ưu tiên hàng đầu, dù làm bất cứ công việc gì thì vấn đề an toàn phải được quan tâm trước tiên nếu không nó sẽ gây ra những thiệt hại không lường được.

- Dán các áp phích về an toàn ở từng khu vực làm việc khác nhau.

- Gắn các biểu hướng vận hành, lấy mẫu trong khi tiến hành vận hành thiết bị cũng như lấy mẫu trên các bồn chứa và trong quá trình thực hiện phải tuân thủ theo trình tự công việc đề ra.

- Chỉ cho phép những người đã qua đào tạo và có kinh nghiệm mới được vận hành thiết bị, đi vào khu vực nguy hiểm.

- Phải đề ra những biện pháp an toàn và có kế hoạch ứng phó nguy hiểm có thể xảy ra.

5.2.3. Trong quá trình bảo quản và sản xuất

- Tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động: ăn mặc gọn gàng, mũ bảo hiểm, găng tay, giày, không được mang trong người các thiết bị có thể phát ra nguồn lửa,m tia

- Cần phải kiểm tra lại máy móc thiết bị trước khi khởi động như van an toàn, van điện tử, các thiết bị bảo quản, điều khiển và kịp thời sửa chữa những thiết bị hư hỏng trước khi vận hành.

- Phải thực hiện đúng quy định về vận hành thiết bị đã đề ra, không cắt bớt giai đoạn vì có thể xảy ra những sự cố không thể đoán trước.

- Kiểm tra hệ thống cứu hỏa, bảo đảm hệ thống làm việc khi có sự cố xảy ra. - Thường xuyên kiểm tra định kì hệ thống phát hiện và dò khí.

- Khi ngừng hoạt động thiết bị phải kiểm tra lại các van, thiết bị đã tắt hết chưa. - Hệ thống bồn chứa phải được xây dựng nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 500C, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất gây ăn mòn.

- Không được sử dụng các nguồn gây cháy trong khoảng cách an toàn.

- Hệ thống chiếu sáng, đèn công tắc, cáp điện phải đi trong ống kín và bố trí cách xa bồn chứa.

- Phải treo băng cấm lửa, cấm hút thuốc, biểu hướng dẫn chữa cháy và phải có hệ thống bảo vệ chống sét.

5.2.4. Trong quá trình sửa chữa các thiết bị trong hệ thống bồn

- Để công nhân làm việc được an toàn trong khi tiến hành sửa chữa thiết bị, phải đảm bảo phần thiết bị đó đã được cách ly với các thiết bị khác và đã làm sạch. - Không được tiến hành công việc khi chưa được sự cho phép và tất cả các công ciệc sửa chữa phải có người quan sát đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Các phương tiện cứu hỏa phải được chuẩn bị sẵn sàng và thuận tiện tại nơi làm việc đề phòng nguy hiểm xảy ra và kịp thời giải quyết.

- Những người thực hiện công việc đều phải được hướng dẫn đầy đủ những công việc phải làm trong trường hợp khẩn cấp.

- Có phương án chuẩn bị sơ cấp cứu người bị nạn trong trường hợp nguy hiểm xảy ra.

- Trong quá trình sửa chữa phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi từng động tác, thiết bị, công cụ để tránh những sơ hở có thể xảy ra.

5.3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Lắp đặt các cột thu lôi trong khu vực bồn chứa để phòng sét, các cột thu lôi này phải đủ cao và bố trí đều trong khu vực. Sử dụng các thiết bị chuyên dùng trong thao tác tránh tích điện gây cháy nổ.

- Lắp đạt hệ thống vòi tưới trên các bồn, đảm bảo đủ nước tưới cho các bồn. Trên hệ thống này cấy thêm hệ thống ống dẫn bọt chữa cháy. Nếu có xảy ra sự cố thì bọt chữa cháy sẽ phun vào đám cháy cô lập đám cháy ngăn không cho tiếp xúc với không khí và dập tắt đám cháy.

- Lắp đặt các cột nước chữa cháy ở những vị trí thích hợp sao cho có thể cùng lúc chữa cháy cho 2 khu vực khác nhau. Nguồn nước phải đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu. Cần phải duy trì áp lực cho các vòi phun nước chữa lửa để đảm bảo an toàn cho nhân viên chữa cháy.

- Trên thành đê chắn lửa bố trí các vòi phun bọt chữa cháy khi cần thiết. Các hệ thống phun nước và bọt chữa cháy có thể hoạt động tự động khi có sự cố hoặc bán tự động.

- Lắp đặt hệ thống vòi nước trên mỗi bồn chứa đủ để tưới nước cho toàn bộ vùng chứa bằng 5 vòi phun với tốc độ 0,04 lmp gal/min/ft2 bề mặt bồn. Các vòi nước máy phải được lắp đặt tại những vị trí thích hợp sao cho nó có thể cung cấp nước chữa cháy cho ít nhất 2 vị trí khi có sự cố.

- Nguồn nước phải đủ cung cấp ít nhất trong 4 giờ (kể cả lượng nước dùng cho tưới bồn). Áp suất của vòi chữa cháy phải lớn hơn hoặc bằng 8 kg/cm2.

- Phải có ít nhất một hệ thống tưới nước di động, dùng để tưới bảo vệ cho người đóng các van gần nơi đang cháy. Van giảm áp lắp đặt trên mỗi bồn chứa phải được nối trực tiếp vào phần hơi bên trong bồn bằng ống thông hơi thẳng đứng cao ít nhất

- Phải có thêm các bình chữa cháy bằng hóa học thích hợp. Vị trí đặt các bình này phải gần những nơi dễ xảy ra cháy nổ. Với kho tồn trữ cứ 100 m2 phải có 1 bình chữa cháy. Với những hệ thống phân phối phải có 1 hoặc 2 bình tại bồn chứa.

5.4. Các hoạt động trong trường hợp khẩn cấp

- Dừng mọi hoạt động trong khu vực ảnh hưởng và có nguy cơ ảnh hưởng, tập trung nhân lực và sơ tán những người không có trách nhiệm trong việc đối phó khẩn cấp.

- Cô lập ảnh hưởng của các thiết bị để hạn chế sự lan rộng của chất gây cháy nổ. - Sơ tán các thiết bị di động nằm trong vùng nguy hiểm (không được khởi động dộng cơ trong khu vực nguy hiểm khi có khí) và đảm bảo đường thoát được thông thoáng.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CƠ KHÍ MÁY THIẾT KẾ BỂ CHỨA DẦU LGO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w