Kết quả đo NH4+

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ph lên hiệu quả xử lý nước thải thủy sản việt an bằng mô hình UASB (Trang 38 - 41)

Giá trị NH4 của 3 thí nghiệm 0 5 10 15 20

đầu vào ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4

Thời gian thí nghiệm NH 4(m g/ l) pH = 5 pH = 7 pH = 9

Hình 4.11: Hàm lượng NH4+ trong nước thải qua 4 ngày thí nghiệm

Dựa vào hình 4.11cho thấy hàm lượng NH4+ đầu ra có chiều hướng tăng dần theo thời gian xử lý, trong đó mức độ gia tăng NH4+ ở 3 thí nghiệm tương đối đồng đều chênh lệch giữa các ngày xử lý trong cùng một thí nghiệm không đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng NH4+ là do trong mô hình diễn ra quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ dưới điều kiện yếm khí, đây là một quá trình phản ứng sinh hóa rất phức tạp bao gồm những phản ứng và sự tham gia các hợp chất khác nhau, mỗi hợp chất được thủy phân bởi một enzyme cụ thể hoặc một chất xúc tác riêng biệt. Phản ứng đơn giản của quá trình này là: Các hợp chất hữu cơ CHPhân hủy yếm khí 4 + CO2 + H2+ NH3 + H2S Kết quả của phản ứng có sinh khí NH3 nên làm tăng thêm hàm lượng NH4+

Mức độ gia tăng hàm lượng NH4+của 3 thí nghiệm 0 2 4 6 8 10

ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4

Thời gian thí nghiệm

(%

) pH = 5

pH = 7 pH = 9

Hình 4.12: Mức độ gia tăng hàm lượng NH4+ trong nước thải qua 4 ngày thí nghiệm

Hàm lượng NH4+ của nước thải khi qua mô hình bể UASB tăng cao hơn so với hàm lượng NH4+ trong nước thải đầu vào. Mức độ gia tăng này phụ thuộc vào quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra trong bể, nên ở TN2 (pH = 7) quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra nhiều nhất dẫn đến hàm lượng NH4+ tăng cao hơn TN1 (pH = 5) và TN3 (pH = 9) và đạt trung bình 7,2 %, ở TN1 đạt 6,3 % và TN3 đạt 5 %

- TN1 (pH = 5) mức độ gia tăng cao nhất là ngày bốn từ 10,82 mg/l tăng lên 11,79 mg/l đạt 8,2 %, thấp nhất là ngày một với 11,03 mg/l đạt 2 %.

- TN2 (pH = 7) mức độ gia tăng cao nhất là ngày ba từ 16,23 mg/l tăng lên 17,82 mg/l đạt 8,9 %, thấp nhất là ngày một chỉ lên đến 16,97 mg/l đạt 4,4 %. - TN3 (pH = 9) có mức độ gia tăng cao nhất đạt 6 %, vào ngày bốn từ 13,31 mg/l tăng lên 14,16 mg/l và thấp nhất là ngày một với 13,76 mg/l đạt 3,3 %. Khi so sánh mức độ gia tăng trung bình của 3 thí nghiệm thì chúng tôi chọn pH = 7 là giá trị pH thích hợp của nước thải thủy sản khi xử lý bằng mô hình bể UASB. Mặc dù với giá trị pH này mức độ gia tăng hàm lượng NH4+

lại cao hơn giá trị pH = 5 và pH = 9, nhưng điều này lại chứng minh được ở giá trị pH = 7 các phản ứng yếm khí diễn ra tốt hơn ở giá trị pH = 5 và pH = 9.

4.2.5 Kết quảđo PO43- Giá trị PO43- của 3 thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ph lên hiệu quả xử lý nước thải thủy sản việt an bằng mô hình UASB (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)