chất lượng nước ( WQI):
Bảng 4.1:Chất lượng nước sông Hậu theo WQI:
Vị trí pH DO (mg/l) BOD5 (mg/l) TSS (mg/l) NO3- (mg/l) PO43- (mg/l) Coliforms (MNP/100ml) WQI tại vị trí Thang đánh giá H1 6,71 5,85 6,00 51,00 0,07 0,02 2.365 63 IV H2 6,92 4,53 6,00 46,50 0,08 0,04 1.615 62 IV H3 6,96 5,55 11,00 51,00 0,07 0,03 3.850 49 IV
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 26 H4 6,78 5,26 5,00 46,50 0,30 0,03 7.575 49 IV H5 6,92 5,50 6,50 45,50 0,11 0,03 11.550 47 IV H6 7,24 4,31 3,50 43,50 0,07 0,04 2.550 63 IV H7 7,20 4,27 4,50 54,00 0,19 0,09 1.215 62 IV QCVN 08:2008 8,50 6- ≥ 6 4 20 2 0,10 2.500 WQI- SH 53 Thang đánh giá IV
a. Chất lượng nước cho toàn lưu vực sông Hậu
Giá trị WQI năm 2010 trên Sông Hậu là 53, thuộc mức IV. Theo thang đánh giá chất lượng nước WQI, chất lượng nước sông Hậu đang ở ngưỡng giới hạn. Từ bảng giá trị 4.1 cho thấy, trong 7 thông số khảo sát có 4 thông số nằm ngoài giới hạn cho phép cụ thể là các thông số sau: DO, BOD5, TSS và Coliforms. Và có 24 kết quả vượt mức giới hạn cho phép trong 49 kết quả quan trắc. Trong đó, TSS, BOD5 và Coliforms có từ 4 đến 7 vị trí có kết quả vượt mức giới hạn cho phép, DO thấp hơn giới hạn cho phép ở tất cả các vị trí.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 27
Hình 4.8:Sông Hậu khu vực tỉnh An Giang
b. Chất lượng nước tại từng vị trí quan trắc:
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 28 Giá trị WQI tại vị trí H1 là 63, thuộc mức IV, chất lượng nước đang
ngưỡng giới hạn theo thang đánh giá chất lượng nước WQI. Từ bảng 4.1 cho thấy, tại vị trí H1, trong 7 thông số khảo sát có 3 thông số nằm ngoài giới hạn cho phép theo Quy chuẩn cụ thể: BOD5 và TSS vượt chuẩn cao và DO thấp hơn chuẩn cho phép nhưng không đáng kể. Đây là khu vực thượng nguồn sông Hậu, nơi tiếp nhận nước từ Campuchia đổ về. Hàng năm nước từ trên thượng nguồn đổ về, nhất là vào mùa mưa lượng nước tăng nhanh tràn về kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong dòng sông.
Vị trí H2
Hình 4.9: Vị trí H1 trên sông Hậu (Nơi tiếp giáp sông Hậu với nhánh sông từ Campuchia)
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 29
Hình 4.10: Vị trí H2 trên sông Hậu (Thượng nguồn sông Châu Đốc)
Tại vị trí H2 giá trị WQI là 62, thuộc mức IV, chất lượng nguồn nước tại đây đang ở ngưỡng giới hạn. Từ bảng 4.3 cho thấy, có 3/7 thông số môi trường khảo sát nằm Quy chuẩn ngoài giới hạn cho phép, cụ thể: DO, BOD5 và TSS. Đây là khu vực thượng nguồn sông Châu Đốc, nơi tiếp nhận nước từ nhánh sông ở Campuchia đổ vào trước khi chảy vào sông Hậu.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 30
Hình 4.11 :Vị trí H3 trên sông Hậu (Ngã 3 sông Châu Đốc)
Tại vị trí H3, giá trị WQI là 49, thuộc mức IV, chất lượng nước tại khu vực này đang ở ngưỡng giới hạn. Từ bảng 4.4 cho thấy, có 4/7 thông số môi trường khảo sát thấp hoặc vượt mức giới hạn cho phép (DO, BOD5, TSS và Coliforms) theo Quy chuẩn. Ngã 3 sông Châu Đốc là nơi tập trung nhiều làng bè nếu không có phương pháp nuôi trồng thủy sản hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp sinh hoạt cho người dân đồng thời ảnh hưởng chất lượng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, khu vực này còn phát triển mạnh các hoạt động du lịch, nhà hàng nổi trên sông,…cần có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm: bắt buộc chủ kinh doanh phải có giấy phép về môi trường, lập báo cáo đề án, báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường trước khi hoạt động giúp kiểm soát chất thải xuống sông.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 31
Hình 4.12:Vị trí H4 trên sông Hậu (Đoạn giữa từ ngã 3 sông Hậu giáp với kênh Xáng Vịnh Tre)
Giá trị WQI tại vị trí H4 là 49, thuộc mức IV, chất lượng nước đang ở ngưỡng giới hạn. Qua bảng giá trị 4.5 cho thấy, có 4/7 thông số môi trường khảo sát nằm ngoài giới hạn Quy chuẩn cho phép cụ thể: DO, BOD5, TSS và Coliforms. Khu vực này tiếp giáp với kênh Xáng Vịnh Tre – một trong những kênh rạch nội đồng chịu sự ảnh hưởng mạnh từ sản xuất nông nghiệp: hoạt động nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là loại hình nuôi ao, hầm) và canh tác lúa. Hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản đều không xử lý nước thải mà chỉ dựa vào khả năng tự làm sạch của nước. Một số khu vực do tập trung quá nhiều ao, hầm dẫn đến ô nhiễm cục bộ môi trường nước tại khu vực nuôi, do đó cần có biện pháp xử lý nước trước khi thải ra sông. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng cũng góp phần tăng chất ô nhiễm trong nước, cần có biện pháp thu gom tiêu hủy lượng chai thuốc đúng nơi quy định.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 32
Hình 4.13: Vị trí H5 trên sông Hậu (Ngã 3 sông Hậu tiếp giáp sông Vàm Nao)
Tại vị trí H5, WQI có giá trị là 47 tương ứng với mức IV, chất lượng nước tại H5 đang ở ngưỡng giới hạn. Từ bảng giá trị 4.6 cho thấy, trong 7 thông số môi trường khảo sát có 3 thông số vượt giới hạn cho phép so với QCVN cụ thể: DO, BOD5, TSS và Coliforms. Các thông số còn lại đạt giá trị an toàn cho mục đích sinh hoạt và các mục đích khác. Chất lượng nước tại ngã 3 sông Vàm Nao chịu ảnh hưởng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, khối lượng lớn tàu thuyền qua lại thường xuyên,…làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 33
Hình 4.14:Vị trí H6 trên sông Hậu (Ngã 3 sông Hậu giáp với kênh Rạch Giá – Long Xuyên)
Giá trị WQI tại vị trí H6 là 63 tương ứng mức IV, chất lượng nước tại H6 đang ở ngưỡng giới hạn. Từ bảng 4.7 cho thấy, có 3/7 thông số môi trường nằm ngoài giới hạn Quy chuẩn cho phép, trong đó: TSS, Coliforms vượt giới hạn và DO thấp hơn giới hạn cho phép. Đây là vùng phát triển mạnh nhất toàn tỉnh về các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, …Chính sự phát triển như vậy đã tác động không nhỏ đến chất lượng nước mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở chế biến thực phẩm, thủy hải sản sản xuất phân tán không tập trung vào các khu công nghiệp nên chất thải chưa qua xử lý hay xử lý không triệt để dẫn đến ô nhiễm chất lượng nước mặt. Ngoài ra, còn do việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên trên sông: khai thác cát, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản từ các làng bè, nuôi ao hay nuôi đăng quầng trên sông về phía Mỹ Hòa Hưng.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 34
Hình 4.15: Vị trí H7 trên sông Hậu (Ngã 3 sông Hậu giáp với rạch Cái Sao)
Theo thang đánh giá chất lượng nước WQI, giá trị WQI tại vị trí H7 là 56 tương ứng mức IV, chất lượng nước tại đây đang ở ngưỡng giới hạn. Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, có 3/7 thông số môi trường khảo sát vượt giới hạn cho phép theo QCVN bao gồm: DO, BOD5 và TSS. Khu vực tiếp giáp với rạch Cái Sao, dân cư tập trung khá đông dọc theo 2 bên rạch, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải trực tiếp xuông sông, rạch làm nhiễm bẩn nguồn nước. Vì đây là vị trí hạ lưu sông Hậu đoạn chảy qua An Giang nên ngoài chịu tác động của khu vực xung quanh vị trí mà còn chịu sự ảnh hưởng trên thượng nguồn sông Hậu đổ về.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 35 63 62 49 49 47 63 62 0 10 20 30 40 50 60 70 H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Giá trị WQI
Hình 4.16:Diễn biếnchất lượng nước trên sông Hậu theo WQI
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, giá trị WQI trên sông Hậu dao động từ 47 – 63, nằm trong mức IV. Theo thang đánh giá chất lượng nước WQI, cho thấy chất lượng nước trên sông Hậu nằm trong ngưỡng giới hạn. Đặc biệt đối với các vị trí H3, H4 và H5, cần có những biện pháp bảo vệ nguồn nước kịp thời vì theo kết quả WQI cho thấy chất lượng nước xuống thấp gần đến mức chất lượng nước xấu, bị ô nhiễm. Nguyên nhân tác động của sự xáo trộn dòng chảy và ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn và sự tác động của các nguồn thải gây ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước.
SVTH: Phan Thị Thùy Mỹ Loan 36