- Miễn các loại thuế và chi phí khác.
hút, sử dụng vốn FDI thời gian qua còn dàn trải và thiếu trọng điểm.
5.2. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay.
5.2.1. Vốn và dự án
Bảng 5.1: Tổng số vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Chỉ tiêu Vốn đăng ký Vốn thực hiên Số dự án -tăng vốn -cấp mới
(Nguồn :Cục đầu tư nước ngoài)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy sau năm 2008 số vốn đăng ký giảm dần đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng số vốn thực hiện không giảm nhiều mà ở quanh mức 11 tỷ USD là nhờ Chính phủ đã bắt đầu chú trọng đến mặt chất của dòng vốn FDI vào Việt Nam.Năm 2009 là năm mà khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ vào Việt Nam nên cả số vốn đăng ký, thực hiện và số dự án đều giảm rõ rệt. Đến năm 2010, 2011, 2012 nhờ việc cải thiện môi trường đầu tư, hệ thống luật pháp mà số dự án, số vốn đều tăng nhẹ.
5.2.2. Theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 5.2: 10 chuyên ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
(Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2012) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ lệVĐK/Tổng VĐK 1 CN chế biến, chế tạo 7729 95.040.337.938 47.34% 2 KD bất động sản 379 48.979.809.301 24.40% 3 Xây dựng 869 10.603.280.739 5.28% 4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 323 10.519.549.426 5.24% 5 SX, pp điện, khí, nước, điều hòa 75 7.407.964.827 3.69% 6 Thông tin và truyền thông 745 5.710.032.494 2.84% 7 Nghệ thuật và giải trí 132 3.602.644.524 1.79% 8 Vận tải kho bãi 322 3.436.787.463 1.71% 9 Nông,lâm nghiệp,thủy sản 500 3.241.975.739 1.61% 10 Khai khoáng 72 3.039.968.137 1.51%
Tổng số 13.588 200.765.252.124 100%
(Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Biểu đồ 5.1: Quy mô tổng vốn đầu tư FDI vào VN theo các lĩnh vực 2007-2012
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD.
Bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặcbiệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án cấp mới và vốn FDI), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự án với 3,0 tỷ USD (tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%).
Năm 2010, 2011,2012 lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2012, các ngành chế tạo và chế biến tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất đối các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 9,1 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả nước.
Trong khi đó, vốn FDI vào các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hay y tế; giáo dục và đào tạo... chưa nhiều. Như FDI vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4% về số dự án và 1,7% về vốn đăng ký hay FDI vào ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm 0,7% về số dự án cũng như vốn đăng ký của cả nước.
5.2.3. Theo hình thức vốn đầu tư
Nguồn vốn được đầu tư theo 6 hình thức: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT, BTO, công ty mẹ con. Về phía nước ngoài, hình thức 100% vốn nước ngoài với ưu điểm toàn quyền trong việc điều hành và quản lí doanh nghiệp của mình kết hợp với việc thành lập các doanh nghiệp hình thức 100% vốn nước ngoài ít bị hạn chế nên càng được ưa chuộng và số lượng doanh nghiệp hình thức này gia tăng nhanh, luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Theo số liệu từ 1988- đầu 2012, hình thức 100% vốn nước ngoài có 9.635 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120,48 tỷ USD, chiếm 78,44% về số dự án và 61,98% tổng vốn đăng ký. Hình thức liên doanh có 2.220 dự án với tổng vốn đăng ký 60,35 tỷ USD, chiếm 18,07% về số dự án và 31,05% tổng vốn đăng ký. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 223 dự án với tổng vốn đăng ký 5,05 tỷ USD. Số còn lại với tỉ lệ nhỏ thuộc các hình thức khác như công ty cổ phần, BOT, BT, BTO, công ty mẹ con. Hơn 85% số doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
5.2.4.Theo vùng đầu tư
Bảng 5.3: 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2012)
TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)
Tỷ trọng VĐK/Tổng VĐK 1 TP Hồ Chí Minh 4018 31.646.718.055 11.280.389.706 15.76% 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 279 25.902.507.668 7.135.268.694 12.90% 3 Hà Nội 2270 23.608.603.720 8.709.609.548 11.76% 4 Đồng Nai 1082 18.277.264.556 7.717.425.885 9.10% 5 Bình Dương 2150 16.496.876.316 6.010.527.541 8.22% 6 Hà Tĩnh 42 8.503.592.000 2.841.517.630 4.24% 7 Thanh Hóa 43 7.125.235.144 517.708.987 3.55% 8 Hải Phòng 347 6.690.503.222 2.254.160,037 3.33% 9 Phú Yên 55 6.487.654.438 1.457.836.655 3.23% 10 Hải Dương 256 5.252.911.994 1.538.431.690 2.62% Tổng số 13.588 200.765.252.124 68.715.009.218 100%
(Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Từ năm 2008 đến 2012, FDI đã trải rộng khắp cả nước, số lượng địa phương được đầu tư và số lượng vốn đầu tư vào các địa phương không ngừng tăng lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển của địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư không đồng đều, hầu hết vẫn tập trung vào các địa bàn có lợi thế, các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam- Bà Rịa, Vũng Tàu và TP.HCM thay phiên nhau đạt thành tích thu hút cao nhất trong cả nước theo các năm.
5.2.5 Theo đối tác đầu tư
Bảng 5.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012)
TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ(USD )
1 Nhật Bản 1832 28.673.492.293 8.168.742.982 2 Đài Loan 2235 24.933.294.410 10.066.573.809 3 Hàn Quốc 3184 24.815.860.392 8.558.393.403 4 Singapore 1097 24.671.322.549 7.096.197.924 5 BritishVirginIslands 509 15.348.229.951 5.300.124.922 6 Hồng Kông 699 11.900.002.728 3.870.620.114 7 Hoa Kỳ 639 10.500.382.254 2.512.087.899 8 Malaysia 428 3.576.040.832
10.182.354.427 9 Cayman Islands 54 7.505.985.912 1.551.590.422 10 Thái Lan 298 6.053.840.790 2.696.371.169
(Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Vốn đầu tư nước ngoài từ các nước châu Á còn chiếm tỷ lệ lớn, tính riêng 6 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Malaysia đã chiếm tới 59,3% tổng VĐK của cả nước. Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài của nước ta dễ bị ảnh hưởng khi các nước xung quanh khi lâm vào khủng hoảng hay gặp khó khăn về kinh tế. Trong số các đối tác nước ngoài, tỷ trọng các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao đến từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu còn rất thấp.
5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Trước khi đi vào tìm hiểu bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Hàn Quốc, chúng ta đi vào tìm hiểu vài nét tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc về kinh tế.