- Việt Nam cần giữ ổn định của tỷ giá, lãi suất, cán cân thương mại, giá cả, tiền lương. Đây là các yếu tố tác động trực tiếp tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
- Về xây dựng chính sách, tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, rõ ràng nhằm một bước hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo hướng một mặt tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
- Việt Nam cần giải quyết tốt vấn đề điện năng, sớm hoàn thành mạng đường cao tốc, cảng biển và các chính sách cụ thể liên quan tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Việt Nam cũng cần thể hiện rằng phát triển hạ tầng đồng bộ sẽ giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp liên quan trực tiếp tới gia tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút và sử dụng FDI, theo đó chính sách ưu đãi sẽ phải đi đôi với lĩnh vực, ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.
- Về công tác xúc tiến đầu tư, nghiên cứu đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, đảm bảo tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề. - Về công tác quản lý sau cấp phép, cần tiếp tục tăng cường không chỉ ở các
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương, mà cả sự tham gia của các bộ, ngành, liên ngành theo các chuyên đề. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư để thúc đẩy giải ngân.
- Về công tác đối thoại chính sách, tiếp tục củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác này, không chỉ thông qua các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, với các bộ, ngành ngành liên quan nhằm xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như đưa ra các hướng giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài cho thấy FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất của một quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần tận dụng và phát huy tối đa những lợi thế của mình nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời cũng cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện môi trường đâù tư và những chính sách quản lý việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đó. Đây là một
nhiệm vụ cũng như là một thách thức lớn cho Việt Nam trong quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh tê thế giới.