Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại hóa.
Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo năng suất lao động cao cho nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may...), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập.
http://www.tapchicongsan.org.vn cập nhật ngày 4/7/2007
Các trang wed tham khảo
www.tapchicongsan.org.vn www.nhandan.org.vn
http://www.nhandan.com.vn www.gso.gov.vn
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.TS. Nguyễn Văn Phúc, “Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Nxb chính trị quốc gia, 2004.
2.GS.TS. Trần Văn Thọ, “Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á – Thái Bình Dương”, Nxb TPHCM thời báo kinh tế Sài Gòn, VAPEC, 1997.
3. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Tô Đức Hạnh, “kinh tế-chính trị Mác-Lênin,lý thuyết và bài tập”, Nxb tổng hợp TPHCM,2007.
4. PGS.TS. Chu Hữu Quí , PGS.TS.Nguyễn Kế Tuấn, “con đường CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn”, nxb chính trị quốc gia, 2003.
5. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành TƯ khóa IX, Nxbchính trị quốc gia Hà Nội, 2002.
6.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.
7. Đặng Kim Sơn, “ Công nghiệp hóa từ nông nghiệp lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam”, Nxb nông nghiệp Hà Nội, 2001.
8.Trung tam kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) GS.Bùi Huy Giáp-GS. Nguyễn Điền, “nong nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”.nhà xuất bản chính trị quốc gia,1998.
ghi chú nguồn tài liệu
(3, trang181,182): trang 181,182 tài liệu số 3 trong danh mục. (5, trang 79): trang 79 tài liệu số 5 trong danh mục.
(6, trang 191): trang 191 tài liệu số 6 trong danh mục.
(8, trang 362-374): từ trang 362 đến trang 374 tài liệu số 4 trong danh mục.
(1,trang 90,91). Trang 90,91 tà liệu số 1 trong danh mục. (2,trang 244). Trang 244 tài liệu số 2 trong danh mục. (4, trang98,99). Trang 98,99 tài liệu số 4 trong danh mục.