Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nguyên hồng (Trang 41)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Không gian thiên nhiên

Từ xưa đến nay, thiên nhiên vẫn luôn là đối tượng miêu tả hấp dẫn của văn học. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi trào lưu văn học, cách miêu tả và cảm nhận thiên nhiên của các tác giả là không giống nhau, lẽ dĩ nhiên là bởi nó còn phụ thuộc vào quan niệm văn chương và ý đồ nghệ thuật của từng thời đại, từng cá nhân người nghệ sĩ.

Thời trung đại, các tác giả thường bị chi phối bởi tính quy phạm của văn chương cổ điển nên thiên nhiên trong văn học thời kì này mang tính khuôn sáo, ước lệ. Đến văn học hiện đại, trong văn xuôi lãng mạn, thiên nhiên

37

giữ một vai trò quan trọng. Các nhà văn coi thiên nhiên là một đối tượng thẩm mĩ nhằm thể hiện sự hòa điệu, gắn bó giữa nột tâm và ngoại giới, giữa tình và cảnh. Nhìn chung, thiên nhiên trong văn xuôi lãng mạn giàu tính mĩ cảm, mang những xúc động tinh tế của con người trước vẻ đẹp của đất trời. Chưa ở đâu, thiên nhiên lại được miêu tả với một vẻ đẹp bình dị, mang đầy chất thơ như trong tiểu thuyết của các nhà văn lãng mạn. Đó có thể là một vùng nông thôn yên bình, đầy ánh sáng: “Trời nắng to và gió thổi mạnh. Mấy cành táo trĩu quả lúc khuất hẳn sau tường nhà, lúc hiện ra rào rào ánh sáng” [10, 25]. Đó còn là mùi hương “Cao vút trên từng không, những cây cau thân thẳng và mảnh tỏa từng buồng hoa vàng xuống một mùi thơm đậm đà, mộc mạc, xen lẫn trong mùi thơm phảng phất, thanh thanh của hoa chè, hai hương vị đặc biệt của nơi thôn dã” [8, 35]. Không gian thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng ấy thường làm nảy sinh cảm xúc, đánh thức những ấn tượng trải nghiệm hay

những tâm trạng hồi cổ của nhân vật. Trong Đôi bạn của Nhất Linh, hình ảnh

“Hàng cây cao yên lặng nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước xanh rêu không động, làn mây bạc ngập ngừng dừng lại trên ngọn đồi xa diễn tả tâm trạng người thanh niên đang chờ đợi người năm ấy”; “mùi hương hoa khế dìu dịu thoảng qua” [10, 27] đánh thức trong tâm hồn Dũng cảm giác lâng lâng, sung sướng vì tình yêu trong buổi ban đầu hò hẹn. Không gian với mùi hương hoa khế dịu dàng còn theo mãi tâm hồn Dũng khi anh xa quê hương đi làm cách mạng nhưng trong lòng vẫn không quên được tình yêu với người con gái quê nhà. Đối với Loan, hình ảnh “con đường trắng quanh co dưới chân đồi” gợi cho cô nhớ về con đường của Dũng đang đi và cho cô cảm giác “được sống trong giây lát cái đời của Dũng”. Nhìn những đám mây trắng bay qua bể nước, Loan chạnh lòng nghĩ đến Dũng không biết giờ này chàng đang trôi dạt nơi nào, bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm. Rõ ràng, thiên

38

nhiên trong văn xuôi lãng mạn là một thiên nhiên giàu xúc điệu thẩm mĩ, hòa điệu với tâm hồn con người và được xem như một phương tiện để truyền đạt những đổi thay trong tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Chính vì vậy ta thường bắt gặp trong văn xuôi lãng mạn hình ảnh thiên nhiên thơ mộng và trữ tình, phù hợp với tâm hồn giàu mộng mơ, khát khao lí tưởng.

Trong văn học hiện thực, không gian bối cảnh xã hội thường là dạng không gian chiếm ưu thế. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, nó làm thành một thứ không khí nuôi dưỡng và thúc đẩy cá nhân phát triển. Vì thế các nhà văn hiện thực thường chú ý tạo dựng không gian bối cảnh mà ít chú ý miêu tả thiên nhiên. Song khi nhà văn miêu tả, thiên nhiên lại thể hiện sâu sắc các trạng thái tâm lí, tình cảm nhiều phức tạp của nhân vật. Thiên nhiên trong văn học hiện thực không phải là những cảnh thơ mộng của những đêm trăng sáng, những bãi biển nhuộm ánh trăng vàng, những cánh đồng thơm mùi lúa mới, sự bình tĩnh mênh mang của bầu trời mà là một thiên nhiên như bản thân đời sống của nhân vật, thể hiện một phương thức nhận thức và cảm thụ cuộc sống một cách độc đáo và riêng biệt của nhà văn hiện thực.

Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, nhà văn nhiều lần miêu tả thiên nhiên. Người

viết thống kê thấy, tác phẩm có 29 lần tác giả tả cảnh thiên nhiên. Trong đó gió lạnh và đêm tối xuất hiện 16 lần, ánh trăng nhợt nhạt xuất hiện 5 lần, cảnh chiều ảm đạm hoang vắng xuất hiện 4 lần.

Ngay mở đầu tác phẩm, không gian thiên nhiên nơi bờ sông gần nhà Bính hiện lên thật ảm đạm: “Mặt sông lặng lẽ, sương lam mịt mùng”; “sông một màu xám ngắt” như báo hiệu một tương lai u ám của cuộc đời Bính.

Lần đầu tiên Bính rời quê hương lên Hải Phòng tìm Tham Chung, người viết thống kê thấy có 11 đoạn tả thiên nhiên, trong đó chỉ có 1 đoạn tả cảnh thiên nhiên ban ngày, còn lại là 3 đoạn tả cảnh chiều tối và 7 đoạn tả cảnh đêm khuya. Mây đen, gió thổi, sương mờ là những hình ảnh được miêu

39

tả và lặp lại nhiều nhất. Cảnh vật nhìn chung đều thê lương, u tối: “...trăng thu vừa mới hé ra khỏi dải mây chì tỏa xuống những chòm cây một làn ánh sáng như hơi sương phảng phất. (...) Hai bên hè lả lướt những cành xoan lăn tăn lá, rào rào trước gió lạnh thổi từng cơn dài”, “dải đường nhựa lấp lánh bóng trăng”; “Những bụm cọ đen thẫm, ù ù lộng gió ở vườn hoa sông Lấp...”; “Gió sông càng ù ù, sương càng mù mịt”. Đi được một đoạn có nhà dân thì lại đến quãng vườn hoang. Những bụi cây lù mù trước những ngọn đèn điện bóng mờlại khiến Bính lo lắng, “trống ngực đập thình thịch”. Màu sắc u ám, nhợt nhạt của bức tranh thiên nhiên ấy như một dự báo về cuộc đời đen tối của Bính trong tương lai.

Khi Bính bị gã đàn ông trên xe giở trò đồi bại, không gian thiên nhiên được miêu tả: “đường vắng vẻ quá, gió thổi lao xao trong những bụm cọ lù mù, vành trăng lại bị mây đen che đi”, “gió thổi mạnh đánh bạt cả tiếng Bính”. Hình ảnh thiên nhiên ấy thể hiện rõ nét những cay đắng, hiểm nguy, tủi cực đang đeo bám cô. Ngay cả khi Bính thoát khỏi mánh khóe đểu cáng của gã đàn ông, “cảnh vật vẫn u ám”, “gió đêm như ru” báo hiệu nỗi cay cực còn đeo đẳng theo thân phận cô gái quê không biết ngày nào dứt.

Sau khi Bính vừa nhận được bao nỗi nhục nhã, ê chề khi mới ngày đầu rời quê hương lên Hải Phòng: bị cưỡng bức, bị đánh đập tàn nhẫn, bị vu oan, thì từ Sở cẩm bước ra, “rặng xoan phấp phới những ánh vàng tươi của trời thu trong ấm...”. Thiên nhiên được miêu tả theo lối tương phản với tình cảnh nhân vật. Cách tổ chức không gian ấy càng nhấn mạnh tình cảnh đáng thương của Bính và phơi bày thực trạng xã hội bất công, tàn nhẫn đã đẩy người con gái thôn quê hiền lành, phúc hậu vào vũng bùn đen tối.

Bị đẩy vào nhà chứa của mụ Tài-sế-cấu, Bính may mắn được Năm Gài Gòn yêu thương và hai người thành vợ chồng. Ở nhà Năm, thoát khỏi cuộc sống nhơ nhớp, tù túng của nhà chứa trước đây nhưng không lúc nào Bính hết

40

buồn rầu, lo nghĩ. Không gian thiên nhiên nơi đây vì thế lại đặc tả tâm trạng buồn phiền, rối bời trong Bính: “Một buổi trưa mùa xuân, mưa phùn rào tạt vào búi găng quây lấy góc vườn. (...) cảnh vật ướt át trong mưa bụi. Cách dậu găng độ vài bước, một khu vườn nhỏ cỏ mọc đầy, lao xao mỗi lần gió thổi giật trên mặt cỏ xanh um vài đống rác nổi ụn lên”. Được sống trong yêu thương, nhưng tâm can Bính vẫn hoài lo nghĩ cho số phận mình và chồng một ngày nào đó sẽ không được yên ổn bởi những tội lỗi mà cánh “chạy vỏ” như Năm đã gây ra: “Một luồng gió lạnh tung chiếc màn che cửa ùa vào nhà. Bính rùng mình, lờ đờ nhìn khu vườn một giờ một mù mịt trong những lớp mưa

xám ngắt”; “Gió thổi ào ào, vẳng lên những tiếng kêu ca oán trách...” khiến cô

lo nghĩ, day dứt không yên.

Nhà văn Nguyễn Tuân có lần nói, ông sở trường về tả gió, còn tả nắng

thì nhất Nguyên Hồng. Nhưng ở Bỉ vỏ, ta dễ dàng thấy không gian thiên nhiên

chứa đựng cả nắng, cả gió với đủ các hình thái vận động. Trong thời gian Năm ở tù, Bính gắng gượng vượt lên nỗi đau khổ của hoàn cảnh. Cô tìm về với cảnh chợ búa năm xưa, tự kiếm tiền bằng sức lao động chân chính của mình mà kiên quyết không dùng đến những đồng tiền phi nghĩa của đám “chạy vỏ”. Lòng Bính hấp hởi mừng vui, hi vọng, “ánh nắng vàng tươi và trong suốt của một ngày thu ấm đương lùa vào đầy nhà”. Nhưng nghĩ tới thân phận mình, cô vẫn không khi nào hết buồn tủi, xót xa. Buổi chợ chiều đã tàn, hàng bán cũng đã xong, nhưng trên con đường quen thuộc về nhà, tâm trạng mông lung của Bính lại hiện lên qua bức tranh thiên nhiên của buổi chiều tàn: “Nắng đã xế bóng. Giời của một buổi chiều mùa đông ấm áp, rực rỡ. Giời cao và sáng, mây trắng như bông, như tuyết trôi về một phía xa xa. Trên bờ hè, dưới rặng xoan lao xao phấp phới, phu phen thợ thuyền đã về tầm. Những chiếc mũ dạ lấm láp hắt ánh nắng và bụi. Những nón lá vàng rực lên...”. Không gian ấy đối lập hoàn toàn với tâm trạng chua xót, tê tái của Bính khi

41

chồng bị bắt còn bản thân thì biết rằng mình chẳng còn hi vọng trở về quê chuộc con, nuôi con và chăm sóc người thân nữa. Trên mỗi bước chân trở về, “Bính thẫn thờ trông con đường rải nhựa trắng xóa, mỗi lần gió thổi mạnh lại làm cát bụi” và “chua xót nghĩ đến sự khốn nạn của đời mình”.

Trong Bỉ vỏ, Bính là nhân vật trung tâm, là nơi Nguyên Hồng thể

hiện mọi tâm trạng, tình cảm, cảm xúc. Cuộc đời chìm nổi éo le của Bính phần nào được dự cảm bởi không gian thiên nhiên ảm đạm, u ám. Nhưng nếu chỉ tập trung thể hiện cuộc đời Tám Bính mà thiếu đi câu chuyện về cuộc đời Năm Sài Gòn thì có lẽ tác phẩm không thể có sức ám ảnh và lay động lòng người đến thế.

Là một tay “đàn anh đàn chị”, cầm đầu dân “chạy vỏ” ở đất cảng, Năm Sài Gòn khiến bao người phải khiếp sợ bởi sự liều lĩnh, bởi những mánh khóe “chạy vỏ” bất chấp tính mạng. Trong tâm thức mọi người, y là một Năm Sài Gòn mất nhân tính, một Năm Sài Gòn ngoài những mánh khóe, thủ đoạn “chạy vỏ” ra thì không còn biết nghĩ đến điều gì lương thiện nữa. Nhưng chính y là người đã cứu Tám Bính ra khỏi sự nhơ nhớp của cảnh gái “bán trôn nuôi miệng”, là người yêu thương cô hết mực và có lẽ từ ngày có Bính là vợ, Năm mới có những phút giây suy ngẫm về đời mình. Một ngày khi mới ở tù ra, trong đêm trăng, y đứng bên cửa sổ, “thẫn thờ nhìn những làn mây trắng phớt, mềm mại lúc tản rộng ra, lúc cuốn dồn lại trên trời thu trăng sáng”, “gió lạnh rào rào qua bụi găng đằng cuối vườn”. Đợi chờ và lo lắng, đã mười hai giờ đêm mà Bính vẫn chưa về, Năm ngước nhìn ánh trăng xanh, “làn mây trắng lẩn dần dưới góc trời đen xám xa xa”. Chỉ với vài dòng miêu tả cảnh thiên nhiên đêm trăng nhưng cũng đủ cho thấy tâm trạng đương suy tư, lo nghĩ của Năm Sài Gòn.

Trong Bỉ vỏ, có nhiều lần nhà văn miêu tả ánh trăng và sự vật này được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

sau khi y vì giận dữ mà đuổi Bính ra khỏi nhà. Xưa nay, hình ảnh ánh trăng thường được dùng làm nền cho những nhân vật đang trong tâm trạng giàu

cảm xúc, lãng mạn, bay bổng trong suy nghĩ. Nhưng ở Bỉ vỏ, một con người

tưởng chừng như khô cằn trong tâm tưởng như Năm Sài Gòn lại được nhà văn ưu ái dành cho những trang viết đậm đặc hình ảnh ánh trăng. Lẽ nào một người như Năm cũng có những giây phút thả mình theo những suy tư lãng mạn và bay bổng? Sự thật không phải như vậy. Trong không gian nhà tù Nam Định mà Năm thấy đáng sợ hơn bao giờ hết, hình ảnh ánh trăng xuất hiện nhiều lần: “ánh trăng hơi chếch chếch về phía tây”, “ánh trăng mờ lạnh báo trước một sự tra tấn khủng khiếp sắp đến”. Khi Năm mệt mỏi, y “dương đôi mắt lờ đờ nhìn bóng trăng trên tường”, “bóng trăng chỉ còn dài bằng cái thước kẻ trên tường xám ngắt”. Hình ảnh bóng trăng khác thường chính là một dự báo cho số phận cuộc đời Năm: cả một đời ăn cắp, cả một đời chịu tù đày, cả một đời bị người đời nguyền rủa, ghê sợ.

Cũng trong đêm Năm bị giam trong nhà tù do chính người chồng mật thám của Bính bắt giữ thì cô thấy “trong tiếng gió khuya ù ù, trong màn sương bàng bạc không một bóng người”, âm thanh phảng phất như tiếng hát của Năm dội vào tâm trí Bính khiến cô bừng tỉnh, “nức nở, gục đầu bên cửa sổ, nước mắt ròng ròng long lanh” nghĩ một năm nay mình êm ấm sung sướng còn Năm thì cực khổ. Lúc này hình ảnh thiên nhiên lại hiện ra: “bầu trời u ám sau những mảng mây đen nhờ” mà Bính không dám ngước trông. Hình ảnh ấy lại gợi cho Bính hình dung đến “một cảnh xa xôi đày ải các kẻ đi đày thoáng hiện ra trước những giọt nước mắt rưng rưng”. Quyết định cứu Năm ra khỏi ngục tù kia cũng xuất phát từ đây. Có thể thấy chính không gian thiên nhiên dù chỉ được nhà văn miêu tả thoáng qua nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ tâm trạng nhân vật và qua đó thể hiện rõ nét những trạng thái tâm lí, tính cách của họ.

43

Khi Bính cứu Năm ra khỏi nhà tù cũng là khi cô tiếp tục sa chân vào con đường tội lỗi của một “bỉ vỏ”. Đồng hành cùng Năm trên những chuyến “chạy dọc” khắp các đường tàu Hải Phòng - Hà Nội, một buổi chiều gần tàn kia, Bính thấy “nắng vàng nhạt, chân trời lặng lẽ mờ mờ sương. Cảnh vật bên đường thấp thoáng chập chờn trong ánh nắng và khói sương. Giời tối dần, và mưa bụi, gió rào qua những mặt ruộng mênh mông đen sẫm, tạt qua mặt Bính những hạt mưa lấm tấm”. Con đường đầy chông gai, hiểm nguy luôn rình rập mà Bính đã chọn, cô biết sẽ có một ngày phải dừng lại và đón nhận cái giá phải trả, chỉ có điều nó sẽ đến trong hoàn cảnh nào mà thôi. Và từ đó, cuộc đời của Tám Bính và Năm Sài Gòn lại tiếp tục cuốn vào vòng xoáy của trộm cắp, của bóng đêm, gió lạnh: “sương và gió rét trùm kín cả dòng sông, cả cảnh vật bên sông”; “Xa xa vành trăng nhợt nhạt hé lên, trời sập tối. Gió lạnh cất lên. Rặng xoan reo ào ào bên đường”.

Đến khi cả hai vợ chồng Bính bị mật thám đuổi bắt, trên con đường chạy trốn của họ lại tiếp tục bị bủa vây bởi cái không gian quen thuộc. Đó là “ngày cuối tháng không trăng, cảnh vật tối mịt”, lúc này “cái lạnh lẽo vắng vẻ của đêm tối khủng khiếp” choáng ngợp tâm trí Bính khiến cô tuyệt vọng, rã rời.

Hai người đã đi được một quãng xa, mưa vẫn không ngớt. Gió thổi mỗi lúc một rét buốt hơn. Dưới bầu trời đen kịt, hai người khó phân biệt con đường lầy lội với ruộng bùn ngập nước. Không gian thiên nhiên trắc trở, gập ghềnh ấy cũng chính là hình ảnh con đường đời gian truân, mạo hiểm của vợ chồng Tám Bính.

Ngay cả trong không khí ngày tết: “Khói pháo và hương hoa cúc từ ngoài vườn tràn vào”, len lỏi khắp lòng người, mọi ngõ ngách nhưng dường như tất cả không khiến Bính có một tâm trạng vui mừng và thanh thản như

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nguyên hồng (Trang 41)