Tìm hiểu các tiền chất dùng để chế tạo các mẫu vật liệu MO.SiO2.B2O3 :Mn (M:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NUNG LÊN PHỔ PHÁT QUANG CỦA NHÓM VẬT LIỆU MO.SiO2 .B2 O3 :Mn2+ (Trang 28 - 29)

Ba, Ca, Sr)

1.1. Bari Cacbonat BaCO3

- Khối lượng mol M = 197,34; nhiệt độ nóng chảy tnc = 15550C

- BaCO3 là khoáng vật viterit, màu trắng. Không tan trong nước, tan một phần trong nước có dư CO2. Bị axit pha loãng phân hủy. Phân hủy khi đun nóng trong không khí ở 10000C- 14500C:

BaCO3 = BaO + CO2

1.2. Canxi Cacbonat CaCO3

- Khối lượng mol M = 109,09; nhiệt độ sôi ts = 12420C

- CaCO3 màu trắng, không tan trong nước, không phản ứng với kiềm, phân hủy khi nung ở 9000C- 12000C:

CaCO3 = CaO + CO2

1.3. Stronti Cacbonat SrCO3

- Khối lượng mol M = 147,63; nhiệt độ nóng chảy tnc = 14970C

- SrCO3 là khoáng vật Strontianit, màu trắng, không tan trong nước, không phản ứng với kiềm, tan một phần trong nước có dư CO2, phân hủy khi nung trong không khí ở 11000C- 12000C:

SrCO3 = SrO + CO2

1.4. Silic Đoxit SiO2

- Khối lượng mol M = 60,08; nhiệt độ nóng chảy tnc = 29500C

- Tinh thể trắng, khó nóng chảy, khó sôi. SiO2 là chất điện môi, khi làm nguội chậm khối nóng chảy tạo nên dạng vô định hình là thủy tinh thạch anh. Ở dạng tinh thể thì SiO2 ít có khả năng phản ứng, dạng vô định hình hoạt động hơn.

1.5. Axit Boric H3BO3

- H3BO3 là một axit yếu của Bo, thường được dùng làm chất sát trùng, thuốc trừ sâu, tồn tại ở dạng các tinh thể không màu hoặc bột màu trắng và có thể hòa tan trong nước.

1.6. Mangan Caconat MnCO3

- Khối lượng mol M = 114.96; nhiệt độ nóng chảy tnc = 2000C

- MnCO3 là một gốc mangan không tan trong nước, có thể dễ dàng được chuyển đổi thành các hợp chất Mangan khác, chẳng hạn như các oxit bằng cách nung nóng (nung). Khi nung nóng MnCO3 trong môi trường yếm khí thì sẽ tạo ra Mangan(II) oxit MnO:

MnCO3 = MnO + CO2

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NUNG LÊN PHỔ PHÁT QUANG CỦA NHÓM VẬT LIỆU MO.SiO2 .B2 O3 :Mn2+ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)