Theo cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cách tiếp cận mới trong dạy học (Trang 33)

Đây là những yếu tố, tuy không quyết định, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn phương pháp dạy học.

Trần Minh Phượng K33D - SPKT 33

Hiện nay, cơ sở vật chất ở nước ta còn nhiều hạn chế nhất là đối với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Nếu cơ sở vật chất đầy đủ thì giáo viên sẽ có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lí đem lại hiệu quả cao nhất cho bài dạy, giúp học sinh nhanh hiểu bài có nhiều thời gian làm bài tập và tạo hứng thú học cho học sinh. Ngược lại nếu cơ sở vật chất thiếu thốn thì giáo viên sẽ có ít lựa chọn phương pháp giảng dạy hơn, học sinh khó tưởng tượng ra vấn đề, nhất là với các môn học tự nhiên như lý, hóa, sinh, công nghệ ...

2.4.2. Khả năng vận dụng. a, Khả năng của giáo viên. a, Khả năng của giáo viên.

Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy vừa có tính khách quan lại vừa có tính chủ quan. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy nào để đạt hiệu quả tốt nhất, phần lớn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, thói quen, cá tính … của giáo viên.

Trước hết, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng say mê tìm tòi, tận tâm trong nghiên cứu và giảng dạy. Nâng cao chất lượng dạy học là nghĩa vụ và trách nhiệm của giáo viên, đây là một trong những yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định đối với công việc giảng dạy. Mỗi giáo viên phải tự mình nghiên cứu và tích cực học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy nhằm nâng cao khả năng tư duy lí luận và tư duy thực tiễn của mình. Chỉ khi ý thức trách nhiệm và vai trò của giáo viên được đề cao sẽ giúp cho giáo viên ý thức sáng tạo, chủ động, tự tin trong giảng dạy. Ngoài ra, việc tăng cường mối quan hệ với các đơn vị liên quan giúp thu thập thêm thông tin, tài liệu thực tế phục vụ dạy học.

Tôi cho rằng, ý thức giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, mỗi giáo viên luôn phải tự mình rèn luyện nhân cách, có ý chí vươn lên trong cuộc sống và công tác. Phải có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công tác chuyên môn và bản thân

Trần Minh Phượng K33D - SPKT 34

phải nghiêm túc, có kỷ cương trong sinh hoạt và công tác vì sự phát triển đi lên của sự nghiệp giáo dục.

b, Khả năng của học sinh.

Tùy thuộc vào mỗi cấp học mà giáo viên áp dụng phương pháp hạy học thích hợp, ngoài ra tại mỗi lớp học ta cũng sử dụng phương pháp khác nhau ( không thể áp dụng phương pháp dạy học ở các lớp chọn vào dạy ở các lớp cá biệt ).

Học sinh chủ động, tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với phương pháp đề ra.

Trần Minh Phượng K33D - SPKT 35

PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu một số cách tiếp cận mới trong dạy học”, tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Có cái nhìn tổng quan về các phương pháp dạy học cùng bản chất của nó. Từ đó tôi xem xét để lựa chọn một số nội dung trong chương trình môn công nghệ THPT để trong tương lai có thể lồng ghép một số cách tiếp cận mới trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Đánh giá đúng ý nghĩa của đề tài. Qua đó rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân để từ lần sau có thể tự chủ, sáng tạo hơn trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện một đề tài hay công trình khoa học nào đó.

Với kết quả thu được đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua đề tài có thể thấy rằng:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học hay áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau sao cho phù hợp với nội dung bài dạy trong các trường là một nhu cầu cấp thiết, là một hướng đi tất yếu trong xu hướng phát triển thế giới hiện nay.

- Để áp dụng các phương pháp dạy học mới đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm, học sinh phải được làm quen với cách học tập đòi hỏi phát triển tư duy giải quyết các tình huống có vấn đề. Có như vậy hiệu quả quá trình giảng dạy mới nâng cao.

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiên đề tài, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song do thời gian hạn chế và bản thân tôi thì kinh nghiệm giảng dạy ở trường phổ thông chưa nhiều nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi một vài thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.

Trần Minh Phượng K33D - SPKT 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Châu(2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

2. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Luật Giáo Dục (2005), NXB Chính Trị Quốc Gia.

4. Trần Sinh Thành (Chủ biên), Dăng Thị Nhung, Đặng Xuân Tuấn, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Vân, Phương pháp dạy học Kĩ thuật công nghiệp - Phần đại cương, tập I – NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cách tiếp cận mới trong dạy học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)