Trung Quốc hoặc Nhật Bản không. Vì sao?
Gợi ý trả lời :
- Thực hiện theo hướng của Trung Quốc: tức là kiểm soát chặt chẽ tài khoản vốn để
tránh rủi ro vốn có của những nước có thị trường mới nổi. Đây được xem là hướng khả thi nhất khi mà Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng về chính trị của như tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, xu hướng tự do hóa tài khoản vốn là một xu hướng của thế giới. Khi mà một quốc gia khả năng sản xuất là giới hạn và họ cần nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Ngay cả những nước đã phát triển như Hoa Kỳ, họ cũng cần đầu tư từ bên ngoài để bù đắp cho những khoản thâm hụt của họ. Đó là ngắn hạn, nhưng về lâu dài, Việt Nam cần có hướng đi riêng cho mình, khi mà tương quan kinh tế giữ Việt Nam và Trung Quốc là quá chênh lệch về dân số, thị trường lẫn tiếng nói trên trường quốc tế.
- Thực hiện theo hướng của Nhật Bản: tức là Việt Nam sẽ để tỷ giá thả nổi tự do. Sau 2
chế độ tỷ giá cố đinh Gold Standard và hệ thống Bretton Woods sụp đổ, xu hướng chung của thế giới là để cho tỷ giá linh hoạt, tùy vào từng quốc gia sẽ có những mức độ linh hoạt khác nhau. Hiện nay, Việt Nam lựa chọn “tỷ giá thả nổi có quản lý” (mà thực chất là ổn định tỷ giá trong một biên độ dao động cho phép so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng) là nhằm tạo sự ổn định cho xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của chúng ta lại gặp quá nhiều rủi ro nều nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu hiện nay.
Kết luận: Việt Nam không nên thực hiện theo xu hướng của cả Trung Quốc và Nhật
Bản vì nền kinh tế của chúng ta so với họ còn yếu kém và chưa có sự tương đồng, Việt Nam nên tự tìm ra một chính sách thật phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế được thấp nhất các rủi ro ảnh hướng đến nền kinh tế.