Các nghiên cứu chủ yếu dựa theo phương pháp điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT của Cục bảo vệ thực vật (2010) [3] và các thông tin niên quan lấy ở Tổng cục thống kê (2008) [35] bao gồm:
2.6.1. Xác định thành phần côn trùng bắt mồi trên cây ngô
Thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên ngô được tiến hành điều tra trên diện rộng, tại 5 xã thuộc huyện Anh Sơn. Điều tra theo phương pháp điều tra tự do không cố định điểm, định kỳ 7-15 ngày điều tra 1 lần, thu thập tất cả các loại côn trùng bắt mồi bắt gặp khi điều tra.
Phương pháp thu mẫu được tiến hành như sau: Đối với côn trùng bắt mồi sống trên cây dùng vợt để thu bắt con trưởng thành, hoặc bắt bằng tay đối với con
non. Những mẫu côn trùng thu được cho ngay vào lọ có chứa cồn để bảo quản mẫu vật để phân loại. Xác định con mồi bằng cách ghi chép sự bắt mồi của các loài côn trùng bắt mồi bắt gặp hoặc thử nghiệm khả năng ăn mồi của chúng trên cánh đồng hoặc trong phòng nuôi.
Sử dụng bẫy hố (Pitfall trapping): Bẫy hố được làm từ các cốc nhựa có đường kính 10cm, chiều cao 13cm, mỗi cốc chứa 20ml cồn với 4% foocmon. Cốc được đặt thấp hơn mặt đất khoảng 1cm. Sau khi đặt bẫy, cứ 10 ngày thu mẫu từ các bẫy hố một lần, sau đó cách 10 ngày đặt bẫy lại, và sau 10 ngày thu mẫu lần tiếp theo. Bẫy hố dùng để thu thập các loài cánh cứng bắt mồi, kiến bắt mồi.
2.6.2. Xác định phổ vật mồi, sức ăn mồi của côn trùng bắt mồi
Những cá thể của côn trùng bắt mồi trên vụ ngô Đông- Xuân được ở ngoài đồng bị bỏ đói 24 giờ, sau đó tiến hành thí nghiệm để xác định phổ thức ăn, sức ăn mồi và một số tập tính ăn mồi của chúng. Chúng được nuôi trong các lọ nhựa có đường kính từ 15 - 20cm, cao 15 - 25cm, có bông giữ ẩm, đậy vải màn để thông khí đặt trong phòng thí nghiệm, thức ăn để nuôi là một số loài sâu hại ngô thuộc bộ cánh vảy, thiếu trùng và trưởng thành bọ xít, châu chấu, cào cào, một số loài côn trùng thuộc các bộ khác. Các vật mồi được thu trực tiếp ngoài ruộng ngô. Hàng ngày quan sát thành phần vật mồi và số lượng vật mồi đã bị tiêu diệt trong các lọ nuôi để xác định phổ vật mồi, sức ăn mồi, pha vật mồi bị tấn công và vật mồi ưa thích nhất của các đối tượng nuôi. Đồng thời vệ sinh lọ nuôi, thay bông giữ ẩm, thay lá rau, bổ sung vật mồi vào lọ nuôi với lượng dư thừa sử dụng trong ngày.
2.6.3. Điều tra mật độ của các loài côn trùng bắt mồi và vật mồi
Tại các ruộng ngô điều tra, tiến hành điều tra trên các cây ngô ở mỗi hàng đã chọn, sao cho cây ngô chọn sau không trùng với hàng ngô chọn trước. Tại mỗi cây ngô đã chọn, sử dụng vợt côn trùng (D=45cm) bắt các côn trùng có khả năng di chuyển ở trên ngọn, sau đó quan sát từ gốc ngô cho tới ngọn ngô và sử dụng tay hoặc ống hút để thu các mẫu côn trùng là sâu hại hoặc côn trùng bắt mồi có mặt trên cây ngô, ghi chép vật mồi để xác định phổ vật mồi và chụp ảnh quá trình bắt
mồi của các loài côn trùng bắt mồi trên cây ngô. Mật độ điều tra được tính con/cây. Song song với việc thu mẫu bằng vợt, tay hoặc ống hút thì tiến hành sử dụng các bẫy hố để thu bắt một số loài bắt mồi sống ở mặt đất (như bọ chân chạy, kiến) hoặc màn treo để thu bắt đối với các loài côn trùng như các loài ong bắt mồi. Mẫu thu được bảo quản trong các lọ mẫu và được chú thích với các thông tin đầy đủ.
2.6.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa
* Nuôi bọ rùa:
Trong khi điều tra thu thập trưởng thành ngoài tự nhiên đem về phòng thí nghiệm và tiếp tục nuôi bằng thức ăn là rệp ngô để cho chúng đẻ trứng và chọn những ổ trứng đẻ ra cùng 1 ngày tiếp tục nuôi cho đến trưởng thành để theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh vật học.
*Nghiên cứu vòng đời của bọ rùa:
Sau khi thu thập trưởng thành ngoài tự nhiên đem về phòng nuôi sâu cho chúng giao phối và theo dõi cho chúng đẻ trứng, chọn những quả trứng được đẻ ra cùng 1 ngày được tách ra nuôi theo phương pháp cá thể số cá thể theo dõi là n= 30 để làm thí nghiệm.
+ Pha trứng: thời gian quan sát từ khi trứng mới đẻ đến khi trứng nở, từ đó xác định được thời gian phát dục của pha trứng, tỷ lệ nở của trứng, đồng thời theo dõi ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ khác nhau đến thời gian phát dục của pha trứng.
+ Pha ấu trùng; chọn những ấu trùng nở cùng 1 ngày để làm thí nghiệm, theo dõi ngày ấu trùng lột xác, lấy ấu trùng lột xác cùng 1 ngày tiếp tục làm thí nghiệm.
+ Pha nhộng: chọn những cá thể vào nhộng cùng 1 ngày theo dõi cho đến khi trưởng thành.
+ Pha trưởng thành: chọn những cá thể vũ hoá cùng 1 ngày, cho ghép đôi và tiếp tục theo dõi đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên, để tính thời gian phát dục của pha trưởng thành, đồng thời nuôi cho đến khi chết để theo dõi thời gian sống và khả năng đẻ trứng của trưởng thành.
Tiến hành quan sát, mô tả hình thái, màu sắc, đo đếm kích thước của các pha phát dục (trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng, trưởng thành).
*Nghiên cứu khả năng đẻ trứng của trưởng thành bọ rùa:
Tiến hành cho từng cặp đực cái mới vũ hóa vào trong hộp nhựa để chúng ghép đôi và giao phối, hàng ngày theo dõi khả năng đẻ trứng của bọ rùa trưởng thành đến khi chúng kết thúc thời kỳ sinh sản, và chết sinh lý, từ đó xác định nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản của bọ rùa.
*Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ rùa:
Chúng tôi kết hợp theo dõi vòng đời và cung cấp thức ăn cho ấu trùng bọ rùa. Hàng ngày cung cấp lượng rệp ngô tuổi 2-3 dư thừa, đếm số lượng rệp cho vào và sau 1 ngày thì đếm số rệp còn lại. Từ đó xác định sức ăn qua các tuổi của bọ rùa.
* Điều tra ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên cây ngô. Từ đó chọn ra 3 loại thuốc nông dân sử dụng nhiều nhất.
- Bố trí thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc BVTV nông dân thường sử dụng trên ngô đến bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata trong phòng thí nghiệm đối với ấu trùng và trưởng thành: Bố trí các công thức thí nghiệm trong ô thí nghiệm có quây lưới (trong đó có rệp ngô là thức ăn của bọ rùa hai mảng đỏ
Lemnia biplagiata). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tiến hành phun thuốc theo nồng độ khuyến cáo.
2.6.5. Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu
Mẫu vật được xử lí và bảo quản theo phương pháp bảo quản côn trùng:
Bảo quản khô: Hầu hết các mẫu vật côn trùng bắt mồi trưởng thành được ghim và sấy khô ở nhiệt độ 45 - 500C bằng tủ sấy trong khoảng thời gian 20 - 24 giờ, sau đó chuyển vào hộp lưu mẫu và gắn tên khoa học cho từng mẫu vật.
Bảo quản ướt: Trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành của côn trùng bắt mồi được bảo quản trong các ống nghiệm bằng cồn 700. Các mẫu vật đều được
ghi nhãn đầy đủ theo tiêu chuẩn phân loại quy định. Mẫu vật được bảo quản tại phòng Côn trùng học thực nghiệm và sinh thái học côn trùng tại Viện ST và TNSV.
Định loại mẫu vật: Cách thức định loại được tiến hành theo các tài liệu định loại cánh cứng bắt mồi (Coleoptera) định loại theo các tài liệu của Hoàng Đức Nhuận (2007). Bọ xít bắt mồi (Heteroptera) định loại theo các tài liệu của Distant (1902. Các nhóm côn trùng bắt mồi khác định loại theo các tài liệu của Phạm Văn Lầm (1994); Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004).
2.6.6. Xử lý số liệu
Số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý thống kê Primer-e theo Clarke & Gorley sản xuất năm 2001
Với các chỉ tiêu theo dõi sau:
- Mức độ bắt gặp Mức độbắt gặp: f (%) = + Ít phổ biến (f ≤ 25%) ++ Phổ biến (25% < f ≤ 50%) +++ Rất phổ biến: f > 50% - Hệ số tương quan:
Nếu r = 0 thì đại lượng x và y độc lập nhau.
0 < r ≤ 0,5 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính yếu.
0,5 < r ≤ 0,7 hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính tương đối chặt. 0,7 < r ≤ 0,8 thì hai đại lượng có quan hệ tuyến tính chặt.
0,8 < r ≤ 0,9 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính khá chặt. 0,9 < r < 1 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính rất chặt.
* Kích thước trung bình của cơ thể: X i
XTB (mm) =
N
Trong đó: XTB là giá trị trung bình của cơ thể Xi là giá trị kích thước của cá thể thứ i N là số cá thể theo dõi
* Thời gian phát dục trung bình của một cá thể (ngày)
Số lần bắt gặp mẫu x 100
∑xi*nJ
XTB (ngày) =
N
Trong đó: XTB: thời gian phát dục trung bình Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i NJ : số cá thể phát dục ở ngày thứ j N: tổng số cá thể theo dõi
Xi
*Khả năng tiêu thụ con mồi (rệp/con) = N
Trong đó: Xi: số lượng con mồi bị ăn
N: tổng số cá thể làm thí nghiệm *Mật độ sâu hại chính và côn trùng thiên địch
Tổng số sâu điều tra Mật độ (con/cây) =
Tổng số cây điều tra Tổng số cây có rệp
Tỷ lệ cây có rệp (%) = x 100
Tổng số cây điều tra * Tỷ lệ hại:
Tổng số cây bị hại
TLH (%) = x 100 Tổng số cây điều tra
Σ (b x a)
* Chỉ số hại: CSH (%) = x 100 N x c
Trong đó: a: số cây bị rệp ở mỗi cấp b: cấp rệp tương ứng c: cấp rệp cao nhất N: tổng số cây điều tra
Mức độ gây hại của rệp được phân theo thang 3 cấp: Cấp 1 (nhẹ) :rệp xuất hiện rải rác
Cấp 2 (TB): rệp phân bố 1/3 búp cờ Cấp 3 (nặng) rệp phân bố trên 1/3 búp cờ
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của các loài côn trùng bắt mồi trên ngô vụ đông xuân tại địa điểm điều tra
Trên đồng ruộng cây ngô vụ đông xuân tại huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An,
ngoài các loài sâu hại, còn tồn tại một lực lượng đối địch với sâu hại là các loài côn trùng bắt mồi có ý nghĩa, đặc biệt chúng có khả năng kìm hãm sự gia tăng quần thể của các loài sâu hại có kích thước nhỏ. Để đánh giá được vai trò của thiên địch bắt mồi trên cây ngô, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần và mức độ phổ biến của chúng trên cây ngô vụ đông xuân 2014-2015 tại 5 xã thuộc huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Kết quả điều tra được ghi lại ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần, mức độ phổ biến các loài côn trùng bắt mồi trên cây ngô vụ Đông- Xuân tại huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An
STT Tên Việt
Nam
Tên khoa học Mức độ phổ biến
T7 T8 T9 T10 T11 T12
BỘ CÁNH KHÁC - HETEROPTERA Họ Bọ xít ăn sâu - Reduviidae
1. Bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter, 1881 ++ ++ ++ +++ +++ ++ 2. Bọ xít nâu đầu hẹp bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter, 1881 + ++ 3. Bọ xít đỏ đầu bẹt Ectomocoris atrox Stål, 1855 + + 4. Bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus Dohrn, 1979 + + ++ + + 5. Bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni Stal, 1863 + + + + + Họ Bọ xít 5 cạnh - Pentatomidae
6. Bọ xít hoa bắt mồi Cantheconidae furcellata Wolff, 1801 + + + ++ 7. Bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens Fabricius, 1787 + ++ + + Họ Miridae 8. Bọ xít mù xanh Crytohinus lividipennis Reuter, 1884 + ++ ++ ++ +++ + BỘ CÁNH CỨNG - COLEOPTERA Họ Bọ chân chạy – Carabidae
9. Bọ cổ dài ba khoang Ophionea abstersus Bates, 1873 + + + + + + 10. Bọ chân chạy 2 vệt vàng Chlaenius bimaculatus Dejean, 1873 + ++ ++ +++ ++ + Họ Bọ rùa - Coccinellidae 11. Bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz, 1781 + ++ +++ ++ +
12. Bọ rùa đỏ Micrapis discolor
Fabricius, 1798 + ++ ++ ++ +++ + 13. Bọ rùa 6 vằn đen Menochilus sexmaculatus Fabr., 1781 + + ++ ++ ++ + Họ Cánh cộc - Staphilinidae 14. Cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes Curtis,1826 + ++ ++ +++ +++ ++ 15. Cánh cộc 3 khoang chân đen Paederus tamulus Erichson, 1864 + ++ + + + + BỘ CÁNH DA – DERMAPTERA Họ Bọ đuôi kìm Carcinophoridae
16. Bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata (Fabricius, 1793) + ++ +++ +++ ++ + 17. Bọ đuôi kim đen Euborellia sp. + + + + + BỘ BỌ NGỰA - MANTODEA Họ Bọ ngựa - Mantidae 18. Bọ ngựa Empusa sp. + + + ++ + +
BỘ CHUỒN CHUỒN – ODONATA Họ Chuồn chuồn ngô - Libellulidae
19. Chuồn chuồn ngô vàng Brachythemis contaminate Fabricius, 1897 + ++ ++ + 20. Chuồn chuồn ngô Diplacodes trivialis Rambur, 1876 + ++ + + + + BỘ CÁNH MÀNG - HYMENOPTERA Họ Ong vàng - Vespidae
21. Ong vàng Polistes olivaceus
De Greer, 1879. ++ ++ ++ + +
Ghi chú: T: Tháng điều tra + : Xuất hiện ít: < 25%
++: Xuất hiện trung bình: 25- 50% +++: Xuất hiện nhiều: >50%
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trên cây ngô trồng tại tại huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An đã thu thập được 21 loài côn trùng bắt mồi, thuộc 6 bộ và 10 họ, trong đó bộ Cánh khác (Heteroptera ) chiếm số lượng nhiều nhất với 8 loài ( chiếm 38,1 %) thuộc 3 họ. Họ Bọ xít ăn sâu ( Reduviidae ) có 5 loài, họ Bọ xít 5 cạnh (Pentatomidae) có 2 loài, họ Bọ xít mù ( Miridae) có 1 loài. Tiếp đến là bộ Cánh cứng (Coleoptera ) có 7 loài (chiếm 33,3 % ), thuộc 3 họ trong đó Họ Bộ chân chạy (Carabidae) có 2 loài, họ Bọ rùa (Coccinellidae ) có 3 loài, họ Bọ cánh cộc (Staphilinidae ) có 2 loài. Bộ Cánh da ( Dermaptera) và bộ Chuồn chuồn
(Odonata) đều có 2 loài (chiếm 9,5 %), bộ Bọ ngựa (Mantodea) và bộ Cánh màng (Hymenoptera ) đều có 1 loài duy nhất (chiếm 4,8 % ). Trong bộ Cánh khác thì họ Bọ xít ăn sâu ( Reduviidae ) chiếm số lượng lớn với 5 loài (chiếm 23,8 % ). Đây cũng là những loài xuất hiện sớm và có mức độ phổ biến cao, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc điều tra.
Trong 21 loài côn trùng bắt mồi trên ngô thì có 7 loài côn trùng bắt mồi (chiếm 33,33%) xuất hiện sớm và có mức độ xuất hiện cao từ khi bắt đầu đến khi kết thúc điều tra. Các loài côn trùng bắt mồi có mức độ xuất hiện cao là những loài có vai trò chủ yếu trong tập hợp côn trùng bắt mồi có ý nghĩa lớn trong việc lợi dụng để phòng trừ sinh học sâu hại trên cây ngô ở điểm điều tra. 7 loài có mức độ bắt gặp cao là: bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter, 1881, bọ xít mù xanh Crytohinus lividipennis Reuter, 1884, bọ chân chạy 2 vệt vàng Chlaenius bimaculatus Dejean,1873, bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabricius, 1798, Bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz, bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata
(Fabricius, 1793) và bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes Curtis,1826 .
Bảng 3.2: Tỷ lệ số lượng của họ, giống và loài của nhóm côn trùng bắt mồi trên cây ngô vụ Đông xuân ở Anh Sơn tỉnh Nghệ An
Các bộ côn trùng thu thập Số lượng họ Tỷ lệ % Số lượng giống Tỷ lệ % Số lượng loài Tỷ lệ % Bộ cánh khác Heteroptera 3 30,00 6 33,33 8 38,10 Bộ cánh cứng Coleoptera 3 30,00 7 38,89 7 33,33 Bộ cánh da Dermaptera 1 10,00 1 5,56 2 9,52 Bộ bọ ngựa Mantodea 1 10,00 1 5,56 1 4,76 Bộ chuồn chuồn 1 10,00 2 11,11 2 9,52
Odonata
Bộ cánh màng
Hymenoptera 1 10,00 1 5,56 1 4,76
Tổng số 10 100 18 100 21 100
Kết quả tính toán về tỷ lệ số lượng của họ, giống và loài của nhóm côn trùng bắt mồi trên cây ngô vụ Đông xuân ở Anh Sơn tỉnh Nghệ An cho thấy: Trong 10 họ thu thập được thì bộ Cánh khác Heteroptera và bộ Cánh cánh cứng có 3 họ (chiếm 30,00% tổng số họ thu được), 6 bộ còn lại mỗi bộ có 1 họ (chiếm 10%). Trong 18 giống thì bộ Cánh cánh cứng có nhiều giống nhất 7 giống (chiếm 38,89%