diễn ra trên lớp, không nắm được quy trình thực hiện, không hiểu được bản chất cũng như những ưu điểm mà “ Bàn tay nặn bột” mang lại thì sẽ khó có thể hướng dẫn và khích lệ học sinh thực hiện được hiệu quả.
- Phương pháp Bàn tay nặn bột cũng có những hạn chế nhất định. Mới bước đầu thực hiện sẽ kéo dài thời gian của tiết học vì học sinh chưa quen với việc học tập theo phương pháp này.
3- Điều kiện thực hiện: * Giáo viên: * Giáo viên:
- Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
- Phải thường xuyên rèn cho học sinh ý thức tự học, tự thực hành để chiếm lĩnh tri thức mới, từ đó xây dựng tính tự giác trong mỗi học sinh.
- Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học là một ướng dạy học tích cực, có tác dụng phát huy tính sáng tạo của Hs. Tuy nhiên, người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học môn Khoa học, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn HS học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát và làm thí nghiệm. Ngoài ra còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể trong mối tương quan với các phương pháp dạy học khác.
* Học sinh:
- Phải tích cực, tự giác học tập. Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải có đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể.
*****
- Mỗi HS cũng như mỗi nhóm phải có những ý kiến, những quan điểm của mình trước những vấn đề khoa học mà GV đưa ra. Đồng thời có những hướng đi, những việc làm để tìm được câu trả lời thuyết phục.
- Cuối tiết học HS phải thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học. Tránh tình trạng vứt bừa bãi hoặc dùng để đùa nghịch.
* Môi trường học tập :
- Lớp học có đủ bàn ghế đúng quy cách, dễ dàng di chuyển.
- Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì nếu thiếu thì không thể tiến hành dạy học theo phương pháp này được.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
PHẦN V: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, tôi xin nêu một số kiến nghị sau:
1/ Đối với công tác quản lí chuyên môn:
- Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng.
- Tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên Tiểu học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột” để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này.
- Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho môn Khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này.
*****
- Cần có nhận thức đúng về lý luận đổi mới phương pháp dạy học, phải biết kết hợp trong việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tâm sinh lý. - Cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung.
- Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học mà tôi đã đề xuất có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của học sinh thực tại của trường mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp mang lại.
PHẦN VI: KẾT LUẬN CHUNG
Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc ổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đó chính là đội ngũ giáo viên. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Với tinh thần đó, việc ứng dụng phương pháp dạy học mới vào dạy học ở Tiểu học nói chung, môn Khoa học nói riêng vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực, sở trường, óc tìm tòi, sáng tạo vừa nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
*****
Tôi nghĩ, những biện pháp trên không phải là khó, không phải là lạ so với những gì chúng ta đã và đang làm. Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi giáo viên cũng cần tham khảo, nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Tôi tin rằng, chuyên đề này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho tất cả những người thầy, người cô tâm huyết trong quãng đường công tác của mình. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp gần xa để chuyên đề của tôi được thành công hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Nguyên Hòa, ngày 19 tháng 4 năm 2013. Người thực hiện
*****
MỤC LỤC
Mục Tên danh mục Trang
PHẦN I : Đặt vấn đề A Lí do chọn đề tài 1 Cơ sở lí luận 1 2 Cơ sở thực tiến 2 3 Kết luận 3 B Mục đích nghiên cứu 3
C Đối tượng nghiên cứu 3
D Phạm vi nghiên cứu 4
E Khách thể nghiên cứu 4
G Nhiệm vụ nghiên cứu 4
H Phương pháp nghiên cứu 4
I Tiến trình nghiên cứu 5
K Kết quả điều tra. 5
PHẦN II: Nội dung thực hiên đề tài. 6
1 Khái niệm “Bàn tay nặn bột” 6
2 Một số đặc điểm của phương pháp“Bàn tay nặn bột”. 7 3 Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào quá
trình dạy học ở Tiểu học.
7
4 Bản chất của việc dạy – học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 8 5 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học. 9 6 Ứng dụng “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học. 10
6.1 Quy trình dạy học của Bàn tay nặn bột 11
6.2 Đề xuất quy trình cụ thể trong dạy học Khoa học ở Tiểu học theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
12
6.3 VÝ dô minh ho¹. 13
6.4 6.4. Một số trích đoạn trong quá trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột của GV và HS trong dạy học Khoa học 4.
15
*****phương pháp Bàn tay nặn bột. phương pháp Bàn tay nặn bột.
PHẦN III: Bài học kinh nghiệm 21
PHẦN IV: Những vấn đề bỏ ngỏ và Điều kiện thực hiện đề tài. 22
PHẦN V: Kiến nghị - Đề xuất. 23
PHẦN VI: Kết luận chung 24
******************************************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN SÁCH NHÀ XUẤT BẢN NĂM
1 Georger Charpar, Bàn tay nặn bột – Khoa học ở Tiểu học.
NXB Giáo dục 1999
2 Sách giáo khoa môn Khoa học 4 NXB Giáo dục 2005 3 Phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy
Khoa học cho học sinh Tiểu học.
NXB Giáo dục 2001
4 Tài liệu tập huấn phương pháp Bàn tay nặn bột Tạp chí Giáo dục 2001 5 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực –
Một phương pháp vô cùng quý báu.
Nghiên cứu giáo dục.
1994
**************************************CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
GV : Giáo viên HS : Học sinh
TLN: thảo luận nhóm. BTNB : bàn tay nặn bột.