Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu nợ công của mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 29)

- Đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ ít nhiều có tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và cả lâu dài đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội-chính trị đất nước, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta những bài học quý báu: Một mặt, những khó khăn thị trường và tài chính từ Mỹ đang gặp khủng hoảng - với tư cách đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam có thể làm thu hẹp khả năng xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ, lao động và do đó, làm thu hẹp nguồn thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối và dòng FDI, giảm bớt một số nguồn động lực và cơ hội phát triển, mở rộng xuất khẩu của Việt Nam…; Mặt khác, thực tiễn của cuộc khủng hoảng giúp chúng ta rút ra những bài học cảnh tỉnh cần thiết về yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình phòng ngừa và vượt qua khủng hoảng, trong đó có sự minh bạch thông tin, quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công, duy trì hiệu lực, hiệu quả các giám sát vĩ mô, bảo đảm các yêu cầu an sinh xã hội và tìm kiếm, phối hợp các nguồn lực cho phát triển đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững…

- Đặc biệt, cuộc khủng hoảng nợ công Mỹ đã củng cố quyết tâm tái cấu trúc kinh tế nói chung, đầu tư công của Việt Nam nói riêng, theo hướng về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội; chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội; phòng ngừa và giảm thiểu những hoạt động đầu tư công gắn với sự chi phối của ý chí chủ quan và ngắn hạn, "tư duy nhiệm kỳ", bệnh thành tích, hay "lợi ích nhóm". Chúng ta cũng cần có sự đổi mới quy trình và tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án đầu tư theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn, có phân biệt 2 loại mục tiêu và 2 loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công-đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận, khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, kể cả cổ phần hóa toàn các công ty; giảm, thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, chỉ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần độc quyền, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không hoặc chưa muốn, chưa có khả năng tham gia.

- Ưu tiên xây dựng các mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, với vai trò nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước, đảm nhận vai trò chủ lực trong nền kinh tế, được vận hành theo đúng quy luật kinh tế trên cơ sở sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập; ủng hộ thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân.

- Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính (Hội nghị TW 3 yêu cầu hoàn thành trước năm 2015) và tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nghiên cứu chỉnh sửa giảm tỷ trọng xuống dưới 10%, thậm chí bãi bỏ sớm quy định hiện nay về cho phép doanh nghiệp nhà nước được phép đầu tư “trái ngành” tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn…

- Khuyến khích phát triển tập đoàn đa sở hữu, cổ phần và tiêu chuẩn hóa quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu phòng tránh rủi ro cao. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, chủ động phòng ngừa các tác động mặt trái, những cái “bẫy” nợ nần và hiệu quả thiết thực trong quá trình tái cấu trúc trong cả khu vực doanh nghiệp, cũng như khu vực tài chính- ngân hàng.

- Ngoài ra, còn cần chú ý xử lý tốt các vấn đề liên quan đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội…

Phần lớn các chuyên gia kinh tế quốc tế đều cho rằng công tác quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn giữ được mức an toàn với ngưỡng nợ công cho phép. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần có một chiến lược quản lý nợ công trung và dài hạn:

- Thứ nhất, các nguyên tắc tài chính phải được xây dựng trên các chính sách tốt, luật chơi và ngân sách phải công khai minh bạch. Thứ 2, phải có khung quy chế trong vấn đề giám sát thường xuyện và hệ thống giám sát tài chính độc lập. Thứ 3, liên quan đến việc minh bạch hoá và thảo luận công khai về quản lý tài chính, Nhà nước và chính các doanh nghiệp tư nhân phải xây dựng được một cơ chế giám sát thảm hoạ”.

- Để tránh “vết xe đổ” như Mỹ, vấn đề minh bạch hoá khoản vay phải được chú trọng hàng đầu. Chẳng hạn trong một số khoản vay cấu thành nợ công, phải làm rõ nợ chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ của Doanh nghiệp nhà nước; hoặc phải kiểm toán để kiểm soát được nợ vay đã được các doanh nghiệp sử dụng ra sao…

- Để có thể minh bạch hoá, Việt Nam cần sớm có một hệ thống giám sát độc lập: “Điều quan trọng là hệ thống giám sát sự minh bạch liên quan đến các hoạt động vay nợ và sử dụng khoản vay. Trong đó tình trạng tham nhũng cũng có thể coi là một cách khiến nợ thêm trầm trọng. Ví dụ một doanh nghiệp hối lộ để có thể giảm được số tiền nộp thuế cho Nhà nước sẽ góp phần làm trầm trọng thêm mức nợ công mà nhà nước phải chi trả. Hoặc trong lĩnh vực đất đai, việc quản lý không tốt để lạm phát giá đất đai, từ đó kéo theo giá nguyên vật liệu tăng, giá đầu tư cơ sở hạ tầng tăng…cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến nợ công tăng. Vì thế, rất cần phải có một hệ thống giám sát độc lập trong lĩnh vực đất đai hoặc trong các lĩnh vực khác”.

Việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường các cơ chế giám sát sẽ giúp chúng ta phát huy hiệu quả của việc sự dụng nợ cho tăng trưởng kinh tế và hạn chế rủi ro. Việt Nam phải nghĩ đến việc tái cấu trúc nền kinh tế để giải quyết vấn đề nhập siêu; và cùng với đó điều chỉnh lại cơ cấu các ngành nghề để tăng cường quản lý vốn vay. Ngân hàng là một ví dụ:Thực tế cho thấy nguồn vốn của một số ngân hàng gia tăng, nhưng cũng có một số ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn, dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn không hợp lý. Có khá nhiều vấn đề, trong đó có việc đề xuất vốn cho ngành ngân hàng, từ đó chuyển dịch ngành ngân hàng. Thứ 2 là có một nghịch lý: gia tăng nguồn vốn ngân

hàng, nhưng sử dụng nguồn vốn lại không hiệu quả. Vấn đề đặt ra lộ trình sử dụng vốn như thế nào để tăng hiệu quả của các ngân hàng và dòng vốn xuất phát từ đây? Đối với các ngân hàng, cần lãm rõ hơn việc triển khai các nguồn vốn.”

Một phần của tài liệu nợ công của mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 29)