Thời gian từ khi bắt đầu thực hiện mở cửa giao dịch đến khi kết thúc ngừng giao dịch gọi là một phiên giao dịch. Sàn giao dịch Hà Nội (HNX) giao dịch 5 ngày/tuần và mỗi ngày có 4 phiên giao dịch cụ thể như sau:
STT Thời gian Tên phiên Các lệnh áp dụng
1 Từ 9h00 - 11h30 Khớp lệnh liên tục LO, MOK, MAK
2 Từ 11h30 - 13h00 Tạm ngừng giao dịch
3 Từ 13h00 - 14h30 Khớp lệnh liên tục LO, MOK, MAK
4 Từ 14h30 - 14h45 Khớp lệnh định kỳ LO, ATO, ATC
Bảng 3. 1. Danh sách các phiên giao dịch
3.2.2 Nguyên tắc khớp lệnh
3.2.2.1 Nguyên tắc khớp lệnh định kỳ
Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán của nhà đầu tư tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong khớp lệnh định kỳ như sau:
(1) Mức giá thực hiện là mức giá mà tại đó đạt khối lượng giao dịch là lớn nhất Quy tắc 1: Tất cả lệnh mua có giá cao hơn và lệnh bán có giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết .
Qui tắc 2: Tại mức giá được chọn, nếu có lệnh đặt thì: (i) Một bên phải được thực hiện hết
(ii) Bên đối ứng phải thực hiện hết hoặc một phần
Nếu tại mức giá được chọn, không có lệnh đặt tại bất kỳ side nào thì giá đó được coi như thỏa mãn điều kiện (i) và (ii)
Nhưng nếu có 2 mức giá được chọn không thỏa mãn điều kiện (ii) thì 2 mức giá này được coi là giá khớp dự tính. Điều kiện này chỉ được áp dụng nếu không có giá nào thỏa mãn Quy tắc 2.
Nếu có 2 hoặc nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (1) nêu trên thì giá gần với giá thực hiện gần nhất sẽ được chọn là giá khớp lệnh định kỳ. Trong trường hợp có nhiều giá thoả mãn mà không có giá thực hiện gần nhất thì giá khớp lệnh sẽ được tính bằng
trung bình của giá thỏa mãn cao nhất và giá thỏa mãn thấp nhất, làm tròn lên theo đơn vị niêm yết giá.
3.2.2.2 Nguyên tắc khớp lệnh liên tục
Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Với phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó giá cả sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục.
- Ưu tiên về giá: Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước - Ưu tiên về thời gian: Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
- Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch.
3.2.3 Các loại lệnh giao dịch
Giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua lệnh giao dịch, để đáp ứng sự đa dạng và linh hoạt của thị trường thông thường các sàn giao dịch sẽ áp dụng nhiều loại lệnh khác nhau. Dưới đây là các lệnh mà HNX đang áp dụng hiện nay:
3.2.3.1 Lệnh giới hạn (LO) 3.2.3.1.1 Khái niệm
Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá chỉ định hoặc tốt hơn. Ký hiệu lệnh là LO
3.2.3.1.2 Điều kiện sử dụng và hiệu lực của lệnh
Lệnh giới hạn được sử dụng trong phiên các đợt khớp lệnh định kỳ và các đợt khớp lệnh liên tục.
Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi lệnh bị huỷ bỏ hoặc cho đến khi kết thúc ngày giao dịch.
3.2.3.1.3 Điều kiện sửa, hủy lệnh
Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
Lệnh giới hạn có thể được sửa giá. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
Lệnh giới hạn có thể được sửa khối lượng.
Trường hợp sửa khối lượng tăng: Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
Trường hợp sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.
3.2.3.2 Lệnh thị trường (MP) 3.2.3.2.1 Khái niệm
Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá tốt nhất hiện có trên thị trường. Là loại lệnh không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh. Giá của lệnh thị trường được xác định là mức giá tốt nhất của lệnh đối ứng sau khi đã vào sổ lệnh. Lệnh thị trường có 2 loại là MOK và MAK
3.2.3.2.2 Điều kiện sử dụng và hiệu lực của lệnh
Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục.
3.2.3.2.3 Điều kiện sửa, hủy lệnh
Lệnh thị trường có 2 thuộc tính: FOK và FAK:
- FOK: Lệnh thị trường sau khi đã vào sổ lệnh, nếu không có lệnh thỏa mãn để khớp toàn bộ thì sẽ bị hủy. Lệnh thị trường gắn với thuộc tính này được ký hiệu là MOK
- FAK: Lệnh thị trường sau khi vào sổ lệnh, nếu được thực hiện hoặc không được thực hiện thì phần còn lại sẽ bị hủy. Lệnh thị trường gắn với thuộc tính này được ký hiệu là MAK
3.2.3.3 Lệnh ATO/ATC 3.2.3.3.1 Khái niệm
Lệnh ATO/ATC là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa/ đóng cửa. Đây là loại lệnh không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh.Giá thực hiện là giá tốt nhất trong thời điểm lệnh đã được đưa vào hệ thống để xử lý.
3.2.3.3.2 Điều kiện sử dụng và hiệu lực của lệnh
Lệnh ATO/ATC chỉ được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa/ đóng cửa.Sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa/ đóng cửa, các lệnh ATO/ATC không được khớp hoặc phần không được khớp của lệnh sẽ bị hủy hoặc hết hiệu lực.
- Khi khớp lệnh, lệnh ATO/ATC sẽ ưu tiên được khớp trước trước
- Khối lượng của lệnh ATO/ATC sẽ tham gia vào xác định giá khớp lệnh định kỳ.
- Khi cả hai bên sổ lệnh chỉ có lệnh ATO/ATC thì sẽ căn cứ vào tổng khối lượng đặt bên mua và bán để xác định
- Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua > Tổng khối lượng đặt bên bán thì Giá khớp lệnh = Giá khớp lệnh gần nhất + 1 đơn vị yết giá
Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua < Tổng khối lượng đặt bên bán thì Giá khớp lệnh = Giá khớp lệnh gần nhất - 1 đơn vị yết giá
Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua < Tổng khối lượng đặt bên bán thì Giá của lệnh ATO/ATC = Giá khớp lệnh gần nhất - 1 đơn vị yết giá
Nếu Tổng khối lượng bên bán và mua bằng nhau thì giá khớp lệnh = giá khớp lệnh gần nhất.
- Khi có lệnh giới hạn ở 1 bên trong sổ lệnh, thì giá của lệnh ATO/ATC sẽ được xác định là giá cao nhất (trong trường hợp lệnh mua) hoặc giá thấp nhất (trong trường hợp lệnh bán) của 3 giá sau:
Giá tốt nhất cùng side +(mua) / -(bán) 1 thang giá
Giá xấu nhất side đối ứng
Giá khớp lệnh gần nhất
3.2.3.3.4 Điều kiện sửa, hủy lệnh
Lệnh ATO/ATC được nhập vào hệ thống không được phép sửa, chỉ được phép hủy.