8. Bố cục của khóa luận
2.2.8. Phương pháp nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật,
màng BC tạo ra từ chủng A.xylinum
2.2.8.1. Nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng
Để nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng BC và so sánh với vải gạc vô trùng đang lưu hành trên thị trường chúng tôi bố trí thí nghiệm bằng cách đặt các hộp lồng có chứa môi trường dinh dưỡng và được che phủ màng BC (màng BC đuợc xử lí qua NaOH, tẩm dịch nghệ, tẩm kháng sinh trị bỏng) và so sánh với hộp lồng đối chứng được phủ bởi gạc vô trùng để ở ngoài không khí, và hộp lồng không phủ chứa môi trường dinh dưỡng, mở nắp đặt trong điều kiện của phòng thí nghiệm trong 24 giờ. Sau đó đưa mẫu vào tủ ấm 370C và quan sát trong những ngày tiếp theo để theo dõi khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng.
2.2.8.2. Nghiên cứu khả năng ngăn cản vi khuẩn của màng
Để nghiên cứu khả năng ngăn cản vi khuẩn của màng BC chúng tôi bố trí thí nghiệm bằng cách phủ màng BC đã xử lí lên bề mặt hộp lồng chứa môi trường dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn phát triển, đánh nhiễm vi khuẩn
A.xylinum lên bề mặt phía trên của màng và so sánh với hộp lồng đối chứng phủ vải gạc vô trùng và hộp lồng không phủ mở nắp (hộp lồng đối chứng cũng được đánh nhiễm vi khuẩn A.xylinum). Đưa mẫu vào tủ ấm 370C và quan sát trong những ngày tiếp theo để theo dõi khả năng ngăn cản vi khuẩn của màng.
2.2.8.3. Nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng
Để nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng BC chúng tôi bố trí thí nghiệm bằng cách phủ màng BC đã qua xử lí lên bề mặt hộp lồng chứa môi trường dinh dưỡng thích hợp cho xạ khuẩn phát triển, đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces lên bề mặt phía trên của màng và so sánh với hộp lồng
phủ vải gạc vô trùng và hộp lồng không phủ mở nắp (hộp lồng đối chứng cũng được đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces). Đưa mẫu vào tủ ấm 370C và quan sát trong những ngày tiếp theo để theo dõi khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng.
2.2.8.4. Nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng
Để nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng BC chúng tôi bố trí thí nghiệm bằng cách phủ màng BC đã xử lí lên bề mặt hộp lồng chứa môi trường dinh dưỡng thích hợp cho nấm mốc phát triển, đánh nhiễm nấm mốc
Aspergillus lên bề mặt phía trên của màng và so sánh với hộp lồng phủ vải gạc vô trùng và hộp lồng không phủ gì, mở nắp (hộp lồng đối chứng cũng được đánh nhiễm nấm mốc Aspergillus). Đưa mẫu vào tủ ấm 370C và quan sát trong những ngày tiếp theo để theo dõi khả năng ngăn cản nấm mốc của màng.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả quá trình lên men tạo màng BC từ chủng A. xylinum BHN2
Đối tượng nghiên cứu là chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN2 được phòng thí nghiệm Vi Sinh - Khoa sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cung cấp. Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN2 đã được một số tác giả nghiên cứu lên men tạo màng như tác giả Đinh Thị Kim Nhung, Trần Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Vân [10], [11].
Với mục đích thu nhận màng BC, chúng tôi tiến hành cấy chủng vi khuẩn A.xylinum BHN2 trên môi trường dịch thể, thành phần dinh dưỡng của môi trường đã được tác giả Nguyễn Thị Thùy Vân [11] nghiên cứu và sử dụng để nuôi cấy lên màng hiệu quả trong điều kiện tĩnh, ở nhiệt độ phòng (28 – 30oC), sau 4 - 5 ngày tiến hành thu màng. Kết quả thu được thể hiện ở hình 3.8 a, b, c:
Hình 3.8 a. Tạo màng BC trong điều kiện nuôi cấy tĩnh sau 2 ngày
Hình 3.8.b. Tạo màng BC trong điều kiện nuôi cấy tĩnh sau 4 ngày
Hình 3.8 c. Màng BC thu được trong điều kiện nuôi cấy tĩnh sau 4 ngày
Quan sát quá trình lên men xảy ra trong điều kiện nuôi cấy tĩnh, khi cấy vi khuẩn A.xylinum BHN2 vào môi trường, ban đầu trong môi trường lên men sẽ xuất hiện các sợi cellulose lơ lửng tập trung dưới đáy môi trường, đồng thời dung dịch lên men đục dần (hình 3.8 a). Sau đó, màng cellulose tạo thành sẽ nổi trên bề mặt của môi trường (hình 3.8 b). Sau 4 ngày tiến hành thu màng (hình 3.8 c), quan sát thấy màng có đặc điểm mỏng đồng nhất, có màu trắng, dai nhẵn. Nếu để thời gian quá lâu, khoảng quá 6 ngày thấy hiện tượng màng chìm dần xuống đáy, khả năng tạo màng kém dần, chất lượng màng giảm.
Kết quả lên men tạo màng BC từ chủng vi khuẩn A.xylinum BHN2 trên cũng phù hợp với kết quả lên men tạo màng của các tác giả Đinh Thị kim Nhung, Trần Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Vân [10], [11], màng thu được có nhiều đặc tính tốt phù hợp với mục đích tạo màng trị bỏng, chính vì vậy chủng vi khuẩn A.xylinum BHN2 phù hợp với mục đích nghiên cứu, do đó chúng tôi quyết định chọn chủng vi khuẩn A.xylinum BHN2 để lên men tạo màng.
Màng BC thu được từ quá trình lên men còn khá nhiều thành phần dư của môi trường bám vào nên cần được loại bớt các sản phẩm dư (thành phần chính là đường dư), giảm độ pH, làm sạch khuẩn đồng thời phần nào giúp màng đạt được hiệu quả về mặt cảm quan: màu trắng trong, dai và bền hơn… do đó chúng tôi tiến hành xử lí màng.
3.2. Kết quả xử lí màng
Sau khi tiến hành quá trình lên men tạo màng BC, chúng tôi tiến hành xử lí màng để loại bỏ thành phần dư của môi trường bám trên màng, giảm độ pH, làm sạch khuẩn đồng thời phần nào giúp màng đạt hiệu quả về mặt cảm quan như: màng có màu trắng trong, dai và bền hơn… có thể sản xuất trên quy mô công nghiệp, phương pháp xử lí màng đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém. Kết quả quá trình xử lí màng BC được thể hiện qua các hình 3.9 a, b, c, d:
Hình 3.9 a. Màng BC trước khi xử lí Hình 3.9 b. Màng BC sau khi xử lí
Hinh 3.9 c. Dịch nghệ tươi Hình 3.9 d. Màng BC tẩm nghệ
Sau khi xử lí màng, so sánh màng BC trước khi xử lí (hình 3.9 a) và màng BC sau khi xử lí (hình 3.9 b) chúng tôi nhận thấy màng BC sau khi xử lí có nhiều đặc tính tốt, ưu điểm hơn so với màng chưa xử lí như: màng trắng
trong hơn giúp ta có thể quan sát được vết thương ở phía dưới khi phủ màng. Bên cạnh màu sắc cảm quan, màng BC sau khi xử lí có tính dẻo dai hơn màng trước khi xử lí, tính dẻo dai của màng giúp thuận lợi trong việc đóng gói, bảo quản, và quan trọng hơn đó là dễ sử dụng khi phủ màng lên vết thương màng không bị rách. Ngoài ra, màng sau xử lí còn có ưu điểm đó là độ pH trung tính, màng có khả năng thấm hút tốt các chất kháng sinh, các thuốc có ý nghĩa trong điều trị bỏng như nghệ tươi (hình 3.9 d), dầu mù u…. Qua quá trình xử lí màng BC, kết quả thu được màng BC có nhiều đặc tính tốt, phù hợp với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh [12], Nguyễn Thị Thùy Vân [10].
Như vậy, phương pháp xử lí màng BC thu được hiệu quả cao, màng BC sau khi xử lí có nhiều đặc tính tốt phù hợp với mục đích tạo màng trị bỏng, do đó chúng tôi quyết định lựa chọn phương pháp như trên trong việc xử lí màng BC tạo màng trị bỏng. Sau khi xử lí thu được những đặc tính tốt của màng BC, tiếp tục nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng.
3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng BC
Màng BC sau khi được xử lí sẽ được tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng. Sau khi bố trí và theo dõi thí nghiệm nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng BC đã được xử lí, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua các hình 3.10 a, b, c, d, e:
Hình 3.10 b. Hộp lồng phủ màng BC tẩm dầu mù u sau 6 ngày
Hình 3.10 c. Hộp lồng phủ màng BC đã qua xử lí sau 6 ngày
Quan sát bản thạch được che phủ bởi màng BC được tẩm nghệ tươi để trong môi trường không khí sau 6 ngày (hình 3.10 a), khi lật lớp màng BC phủ trên bề mặt thạch lên, quan sát không thấy xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, điều đó chứng tỏ bước đầu không có sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật lên bề mặt thạch.
Quan sát thấy bản thạch phủ bởi màng BC được tẩm dầu mù u để trong môi trường không khí sau 6 ngày (hình 3.10 b), khi lật lớp màng BC phủ trên bề mặt thạch lên, quan sát không thấy xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, điều đó chứng tỏ bước đầu không có sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật lên bề mặt thạch.
Quan sát bản thạch được che phủ bởi màng BC đã qua xử lí, không tẩm để trong môi trường không khí sau 6 ngày (hình 3.10 c), khi lật lớp màng BC phủ trên bề mặt thạch lên, quan sát không thấy xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, điều đó chứng tỏ bước đầu không có sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật lên bề mặt thạch.
Quan sát bản thạch đối chứng phủ gạc vô trùng (hình 3.10 d) và bản thạch không phủ (hình 3.10 e), mở nắp, chúng tôi thấy trên bề mặt thạch xuất hiện vòng phân giải, chứng tỏ có sự xuất hiện và phát triển của vi sinh vật trên bề mặt thạch.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng, khi phủ màng BC đã qua xử lí lên bề mặt thạch quan sát thấy màng có khả năng ngăn cản hiệu quả sự xâm nhập của vi sinh vật, trên bề mặt thạch không có vòng phân giải, so sánh với kết quả đối chứng thu được từ hộp lồng có phủ gạc vô trùng (hình 3.10 d) và hộp lồng không phủ, mở nắp (hình 3.10 e) chúng tôi thấy khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng BC hiệu quả hơn rất nhiều.
Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của các tác giả Huỳnh Thị ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh [12],
Nguyễn Thị Thùy Vân [10] như vậy, qua kết quả thu được chúng tôi nhận thấy rằng màng BC đã qua xử lí bước đầu có khả năng ngăn cản vi sinh vật hiệu quả. Sau khi tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu khả năng ngăn cản vi khuẩn của màng.
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng cản vi khuẩn của màng BC
Để nghiên cứu khả năng ngăn cản vi khuẩn của màng BC sau khi đã xử lí chúng tôi chọn chủng vi khuẩn A.xylinum BHN2 do phòng thí nghiệm Vi sinh – khoa Sinh, trường Đại học sư phạm hà Nội 2 cung cấp để nghiên cứu. Môi trường dinh dưỡng để tiến hành nghiên cứu là thành phần môi trường thích hợp vi khuẩn A.xylinum phát triển. Chúng tôi tiến hành đánh nhiễm vi khuẩn
A.xylinum BHN2 lên bề mặt của màng, phủ màng lên bề mặt thạch, quan sát trong thời gian 4 – 5 ngày, so sánh kết quả với mẫu đối chứng, kết quả thu được thể hiện qua các hình 3.11 a, b, c:
Hình 3.11b. Hộp lồng đối chứng không phủ, mở nắp, đã đánh nhiễm vi khuẩn A. xylinum
Hình 3.11 c . Hộp lồng đối chứng phủ gạc vô trùng đã đánh nhiễm vi khuẩn A. xylinum
Quan sát bản thạch có phủ màng BC đã qua xử lí sau khi đánh nhiễm vi khuẩn Acetobacter xylinum lên bề mặt của màng, sau 5 ngày quan sát (hình 3.11 a), khi lật màng lên quan sát không thấy xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, điều này chứng tỏ khi phủ màng BC lên bề mặt thạch bước đầu màng có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn Acetobacter xylinum
hiệu quả.
Quan sát ở bản thạch đối chứng được che phủ bởi gạc vô trùng đã đánh nhiễm Acetobacter xylinum (hình 3.11c) sau 5 ngày thấy xuất hiện trên bề mặt bản thạch có vòng phân giải, chứng tỏ có sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn Acetobacter xylinum trên bề mặt thạch.
Quan sát ở bản thạch không che phủ, mở nắp đã được đánh nhiễm vi khuẩn Acetobacter xylinum (hình 3.11 b) thấy xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, điều này chứng tỏ vi khuẩn Acetobacter xylinum đã xâm nhập vàphát triển nhiều trên bề mặt thạch.
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, bố trí và quan sát thí nghiệm, so sánh với kết quả đối chứng chúng tôi nhận thấy màng BC đã qua xử lí có khả năng ngăn cản vi khuẩn hiệu quả. Sau khi tiến hành nghiên cứu khả năng
ngăn cản vi khuẩn của màng BC đã qua xử lí, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng BC.
3.5. Nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng BC
Để tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng BC chúng tôi chọn chủng xạ khuẩn Streptomyces được nhận từ phòng thí nghiệm Vi sinh - khoa Sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Môi trường dinh dưỡng nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng chúng tôi sử dụng thành phần môi trường thích hợp cho xạ khuẩn phát triển. Chúng tôi tiến hành đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces lên bề mặt của màng, phủ màng lên bề mặt thạch, quan sát sau 8- 9 ngày, so sánh kết quả thí nghiệm với mẫu đối chứng, kết quả thu được thể hiện qua hình 3.12 a, b, c:
Hình 3.12 a. Hộp lồng phủ màng BC đã xử lí được đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces sau 8 ngày
Hình 3.12 b. Hộp lồng đối chứng phủ gạc vô trùng đã đánh nhiễm xạ khuẩn
Streptomyces sau 8 ngày
Hình 3.12 c. Hộp lồng đối chứng không phủ, mở nắp đã đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces sau 8 ngày
Quan sát bản thạch được che phủ bởi màng BC đã được đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces trên bề mặt màng (hình 3.12 a), khi lật màng lên thấy trên bề mặt thạch không thấy xuất hiện vòng phân giải, điều này chứng tỏ bước đầu màng BC có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của xạ khuẩn hiệu quả.
Quan sát bản thạch đối chứng được phủ bởi gạc vô trùng đã được đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces lên bề mặt gạc (hình 3.12 b) và bản thạch không phủ, mở nắp đã được đánh nhiễm xạ khuẩn Streptomyces trên bề mặt thạch (hình3.12 c) sau 8 ngày, thấy có sự xuất hiện vòng phân giải trên bề mặt thạch, chứng tỏ có sự xâm nhập và phát triển của xạ khuẩn lên bề mặt thạch.
Từ kết quả thu được, so sánh với bản thạch đối chứng, chúng tôi thấy bản thạch phủ màng BC bước đầu có khả năng ngăn cản xạ khuẩn hiệu quả. Sau khi tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản xạ khuẩn của màng, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng.
3.6. Nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng BC
Để tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng BC chúng tôi chọn chủng nấm mốc Aspergillus được nhận từ phòng thí nghiệm Vi sinh- khoa Sinh- KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Môi trường
dinh dưỡng nghiên cứu khả năng ngăn cản nấm mốc của màng chúng tôi sử dụng thành phần môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Chúng tôi tiến hành đánh nhiễm nấm mốc Aspergillus lên bề mặt của màng, phủ màng lên bề mặt thạch, quan sát sau 5- 6 ngày, so sánh kết quả thí nghiệm với mẫu đối chứng, thu được kết quả thể hiện qua hình 3.13 a, b, c:
Hình 3.13 a. Hộp lồng phủ màng BC được đánh nhiễm nấm mốc Aspergillus sau 6 ngày
Hình 3.13 b. Hộp lồng đối chứng phủ gạc vô trùng được đánh nhiễm nấm mốc
Aspergillus sau 6 ngày
Hình 3.13 c . Hộp lồng đối chứng không