Hệ sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng trong cải tạo đất. Tuy nhiên thành phần và số lượng của chúng rất nghèo nàn ở những nơi đất bị thoái hoá. Khi đất được canh tác hợp lý, sự có mặt của các chất hữu cơ và sự gia tăng độ ẩm trong đất sẽ kích thích hoạt tính sinh học trong đất. Các loài vi sinh vật cũng tham gia phân huỷ cellulô và quá trình chuyển hoá và làm giàu dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, các sinh vật và vi sinh vật khác còn làm cho đất tơi, thoáng, giữ nước tốt hơn, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.
Bảng 41: Mật độ vi sinh vật đất ở các công thức thí nghiệm
ĐVT: CFU/g Công thức Vi khuẩn tổng số Xạ khuẩn tổng số Nấm tổng số VSV PG P VSV CĐ N Vi khuẩn phân giải cellulo Xạ khuẩn phân giải cellulo CT1 8,1 x106 3,4 x106 3,2 x104 1,1 x105 3,0 x105 3,2 x 105 2,6 x 106 CT2 7,1 x106 3,2 x106 3,6 x104 2,2 x105 1,84 x105 2,4 x 106 2,2 x 106
CT3 2,7 x106 3,7 x106 3,6 x104 2,8 x104 5,2 x 105 3,4 x 105 6,8 x 105
CT4 4,5 x106 3,3 x106 3,7 x104 3,0 x105 3,0 x 104 2,0 x 105 2,0 x 106
Ghi chú: VSV PG P: Vi sinh vật phân giải lân; VSV CĐ N: Vi sinh vật cố định đạm.
Kết quả bảng 41 cho thấy: Mật độ thành phần hệ vi sinh vật đất ở các công thức khác nhau là khác nhau. Nấm tổng số đạt cao nhất ở CT đối chứng (3,7 x104
CFU/g) tiếp đến là CT2 và CT3 (3,6 x104
CFU/g), đạt thấp nhất là CT1 (3,2 x104 CFU/g). Vi sinh vật cố định đạm ở các công thức trồng xen đều cao hơn CT đối chứng. Đạt cao nhất ở CT3 (5,2 x105
CFU/g), thấp nhất là CT2 (1,84 x105 CFU/g), CT đối chứng vi sinh vật cố định đạm đạt thấp (3,0 x104
CFU/g). Mật độ vi khuẩn phân giải Xenlulô ở các công thức trồng xen đạt cao hơn công thức đối chứng, cao nhất ở CT2 ( 2,4 x 106
CFU/g), tiếp đến là CT1 và CT2 (3,2 x105
CFU/g) đạt thấp nhất là công thức đối chứng (2,0 x105
CFU/g).