5. Bố cục của khóa luận
3.3.2. Giá trị làm thuốc
Một số loài đƣợc sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau, trong đó một số loài đƣợc dùng phổ biến nhƣ: T. flagelliforme, T. blumei, T. trilobatum.
Củ của loài T. flagelliforme chứa axít hữu cơ, tanin; có vị cay, tính ôn, có độc; có tác dụng tán thấp, hóa đờm, chỉ khái, chỉ huyết, giải độc. Củ của T. flagelliforme đƣợc dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản. Bên ngoài dùng củ tƣơi trị mụn nhọt, ghẻ lở, vô danh thũng độc, các vết cắn của trùng độc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ của Bán hạ roi dùng trị ung sang thũng độc, viêm họng, dao chém gây thƣơng tích, đờn ngã, vô danh thũng độc, trùng độc cắn, ngoại thƣơng xuất huyết, ho đàm ẩm [11].
37
T. blumei: Theo tác giả Võ Văn Chi, củ Chóc ri đã chế biến thành dạng Bán hạ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, ráo thấp, hạ khí, ngừng nôn. Ở Ấn Độ, ngƣời ta cho rằng cây có tác dụng gây sung huyết da khi dùng tại chỗ, dùng trị bệnh ỉa chảy. Ở Trung Quốc, thân rễ và toàn cây có vị đắng cay, tính ấm, có độc dùng trị ngoại thƣơng, xuất huyết, đau dạ dày, đòn ngã tổn thƣơng, lở vú, mụn nhọt, tràng nhạc, ghẻ ngứa. Bán hạ chế dùng chữa ho đờm, hen suyễn, nôn mửa [11].
T. trilobatum: củ Chóc có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh. Nó thƣờng dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trƣờng hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hóa kém, ngực bụng trƣớng đầy. Ngoài ra, củ Chóc tƣơi giã nát, đắp tại chỗ chữa rắn cắn, mụn nhọt, viêm vú, viêm mủ da, đòn ngã tổn thƣơng, chảy máu [9, 11]. Ở Ấn Độ, ngƣời ta dùng củ làm thuốc chữa trĩ, dùng ăn với Chuối chữa bệnh đau dạ dày và đắp ngoài chữa vết cắn của rắn độc [9].