tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở, có địa điểm sản
xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường là trên một năm).
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý
của Nhà nước, ở đó cư dân, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông. Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao gồm các hòn đảo thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khóa và tiền tệ như đất liền. Cụ thể, lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm:
• Vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà quốc gia có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác các tài nguyên;
• Lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên cứu khoa học (trạm nghiên cứu khoa học),...
Từ khái niệm trên, quy định đơn vị thường trú của Việt Nam gồm:
• Các đơn vị thể chế thuộc tất cả các ngành, thành phần kinh tế, loại hình kinh tế của Việt Nam đang hoạt động trên lãnh thổ kinh tế Việt Nam.
• Thành viên của hộ gia đình thường trú rời khỏi lãnh thổ kinh tế của quốc gia dưới một năm. Chẳng hạn thành viên của một gia đình thường trú của Việt Nam ra nước ngoài công tác, đi du lịch, chữa bệnh,... dưới một năm vẫn là cư dân thường trú của Việt Nam. Riêng trường hợp sinh viên và các bệnh nhân ở nước ngoài trên một năm vẫn coi là thường trú của quốc gia mà gia đình họ là thường trú.
• Các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự của Việt Nam đóng ở lãnh thổ nước ngoài.
• Người Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam là cư dân thường trú của Việt Nam.