Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy được tốt hơn tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn bộ xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện cho mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách, người khuyết tật, người nghèo cùng được thụ hưởng thành quả giáo dục thực dự công bằng và hợp lý. Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa giáo dục cần được các cấp, các ngành, các trường thường xuyên quan tâm tuyên truyền sâu rộng, để giúp cho cán bộ và nhân dân nhận thức đúng, nhất trí cao và thực hiện có hiệu quả. Củng cố, xây dựng Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh ở địa phương, các đơn vị trường vững mạnh, để tích cực tham gia hiến kế, làm nòng cốt trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ các trường trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh ngiệp, đơn vị khuyến học…để tiến tới xây dựng và hoàn thiện xã hội học tập. Kịp thời phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, các mô hình, điển hình tiên tiến trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Kịp thời động viên, tôn vinh khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương.
Đổi mới hoạt động kiểm tra, thanh tra giáo dục các cấp học, bậc học để kiên quyết xử lý vi phạm. Bên cạnh phải tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các trường, đánh giá chất lượng giáo dục để quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tập trung chấn chỉnh xây dựng kỷ cương nề nếp trong quản lý chỉ đạo, trong hoạt động dạy và học, kiểm tra, đánh giá trong thi cử. Nêu cao ý thức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định chuyên môn, không ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm học sinh và khơi dậy niềm tự hào trong mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên khi được tham gia cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cho nhà trường.
3.3. Kiến nghị :
Kiến nghị cấp Trung ương, Tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho đại phương xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015.
Kiến nghị cấp huyện, phòng giáo dục và đào tạo huyện hỗ trợ cho dịa phương kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Nhất là san lắp mặt bằng sân trường, hàng rào, mở rộng mặt bằng các trường để tạo sân chơi, hoạt động ngoài giờ cho học sinh.
Đề nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương..
Kết luận
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là quản lý theo ngành do một cơ quan Trung ương đại diện cho nhà nước là Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện. Đó là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước và của thời đại cũng như tổ chức thực hiện thành công các vấn đề đó, nhằm nâng cao không ngừng trình độ dân trí của dân và tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đạo tạo của địa phương mình. Bởi vì, phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới hiện nay, trong đó khâu đột phá là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thể hiện vai trò rất quan trọng của nhà nước đối với sự phát triển nền giáo dục của quốc gia, nhất là của địa phương. Để thực hiện tốt nội dung quản lý giáo dục và đào tạo, vấn đề đặt ra là phải định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý của cấp ủy, chính quyền và nhà trường. Mặt khác phải tổ chức tốt sự phối hơp giữa các cơ quan nhà nước địa phương, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọi người cùng với ngành giáo dục và đào tạo chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng môi trường giáo dục kết hợp nhà trường,gia đình và xã hội.
Trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương, quan tâm thực hiện theo tinh thần thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trưng ương Đảng (khóa XI), thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quan trọng là việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo dức lối sống để “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”.