MộT Số KHUYếN NGHị (Some final suggestions)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Tìm hiểu các nguồn thông tin du lịch và lữ hành doc (Trang 25 - 30)

Phần này cung cấp thông tin về Trung tâm Dữ liệu Du lịch Hoa Kỳ và nhận biết (tìm hiểu) một số báo cáo và cuốn sách nổi tiếng về các nghiên cứu du lịch.

Trung tâm Dữ liệu Du lịch Hoa Kỳ có trụ sở tại Trung tâm Lafayette 2, số 113321 Phố NW, Washington D.C. 20036,

được thành lập đầu năm 1973 như là một Công ty Kinh doanh

phi lợi nhuận nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu nghiên

cứu du lịch của ngành và đất nước. Ngày nay Trung tâm dữ

liệu này là tâm điểm của vô số các nỗ lực để đo lường và

nhận thức đầy đủ các hoạt động du lịch của Mỹ và các

khách du lịch nước ngoài tới nước này. Trong một số trường hợp, Trung tâm Dữ liệu thu thập, phân tích và phổ

biến các số liệu thống kê do các Tổ chức nghiên cứu đã

được công nhận khác xuất bản. Trong các trường hợp khác,

và xuất bản. Các chương trình được lựa chọn của Trung tâm dữ liệu là:

(1) Khảo sát du lịch quốc gia,

(2)Tác động của Du lịch lên kinh tế đất nước, (3) Khảo sát các văn phòng du lịch nhà nước,

(4) Chỉ số giá du lịch,

(5) Diễn đàn Triển vọng du lịch hàng năm. Danh mục

các xuất bản phẩm của Trung tâm có thể lấy được bằng cách viết thư cho Trung tâm.

- American Outdoors: The Legacy, The Challenge (Washington, D.C, NXB Island, 1987), 426 trang. Cuốn sách này là báo cáo cuối cùng của ủy ban của Tổng thống về

hoạt động ngoài trời của người Mỹ. Báo cáo này có đóng

góp quan trọng giúp chúng ta hiểu được các nhu cầu và

nguồn tài nguyên giải trí ngoài trời của đất nước.

- Edgell, David, Chính sách du lịch Quốc tế (International Tourism Policy) (New York: Van Nostrand, Reinhold, 1990), 204 trang,. Giá 45,95 đôla. Quyển sách nghiên cứu các vấn đề chính sách du lịch toàn cầu và đề cập cả những phát triển văn hóa đang nổi lên.

- Fridgen, Joseph, Các lĩnh vực du lịch Dimensions of Tourism (East Lansing, Michigan: Viện giáo dục của Hiệp hội Hotel and Motel Mỹ, 1991), 361 trang. Cuốn sách này thảo luận các lĩnh vực du lịch về lịch sử, tâm lý, xã hội

và văn hóa, quốc tế, kinh tế, môi trường và quản lý.

- Gatrell, Richard. Tiếp thị điểm đến cho các Vụ du khách và Hội nghị Destination Marketing for convention and Visitor Bureau (Dubuque, Iowa, Kendall Hunt, 1988), 336 trang, giá 29,95 đôla. Sách này cung cấp các hướng

dẫn lý thuyết và thực tiễn về tiếp thị một điểm đến, quản

lý một Cục Hội nghị, và phát triển các chương trình tiếp

thị khách du lịch và hội nghị.

- Gee, Chuck Y. Quản lý và phát triển khu nghỉ dưỡng,

Resort Development and Management, xuất bản lần 2 (East Lansing, Michigan: Viện giáo dục của Hiệp hội Hotel and Motel Mỹ, 1988). Cuốn sách này cập nhật thông tin về các

đến là khu nghỉ dưỡng, viết các tuyên bố tác động môi

trường, thiết kế các tiện nghi thể thao và giải trí, quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý đầu tư khu nghỉ dưỡng và các thay đổi công nghệ ảnh hưởng đến tương lai của ngành công nghiệp khu nghỉ dưỡng.

- Gee, Chuck Y., Dexter J.L. Choy, and James C. Makens. Ngành công nghiệp Lữ hành (New York: Van Nostrand Reinhold, 1989), 352 trang., giá 34,95 đôla. Điểm nhấn mạnh trong cuốn sách này là giới thiệu các khái niệm về

lữ hành như là một ngành công nghiệp. Nó vừa cung cấp một

cái kiến thức cơ bản về lữ hành và du lịch, vừa cung cấp những cái nhìn thấu đáo về phát triển và hoạt động của các thành phần khác nhau của ngành công nghiệp lữ hành.

- Getz, Donald, Lễ hội, Sự kiện quan trọng và Du lịch - Festival, Special Event and Tourism (New York: Van Nostrand Reinhold, 1991), 374 trang, giá 39,95 đôla. Cuốn

sách này trình bày các chiến lược quy hoạch, phát triển

và tiếp thị một cách hệ thống để khuyêch trương các sự

kiện đặc biệt như là các điểm du lịch và như là những

người xây dựng hình ảnh cho các khu vực điểm đến (khu du

lịch).

- Gunn, Clare, Quy hoạch du lịch - Tourism planning

(New York: Taylor and Francis,1988), 356 trang. Cuốn sách

này sử dụng cách tiếp cận sinh thái học con người và miêu

tả các cơ hội theo quy mô vùng và quốc gia về sự phát triển du lịch mạnh hơn mà không làm phá hủy các tài nguyên thiên nhiên mỏng manh của chúng ta. Cuốn sách này còn cung cấp một khuôn khổ độc đáo để tìm hiểu và tập hợp các yếu tố cấu thành ngành du lịch. Bằng việc liên hệ

giữa quy hoạch với du lịch, tác giả đã đưa ra các hướng

dẫn về xây dựng cho tương lai.

- Gunn, Clare A. Vactionscope: Designing Tourist Regions - Mục đích đi nghỉ: Thiết kế các vùng du lịch (New York: Công ty Van Nostrand Reinhold, 1988), 208 trang. Cuốn sách này là một cuốn sách gốc về lý thuyết,

các ý tưởng mới, các ví dụ thực tế thế giới cho các nhà

thiết kế, phát triển, xúc tiến và sinh viên du lịch.

- Howell, David W, Passport Hộ chiếu: Một sự giới thiệu về ngành du lịch và lữ hành (Cincinnati: Công ty XB South-Western, 1993), 436 trang. Cuốn sách này được thiết

kế để giúp người đọc hiểu được các vai trò của các thành phần khác nhau của ngành du lịch và lữ hành và giúp họ quyết định xem cái nghề nào trong số nhiều nghề nghiệp khác nhau sẽ phù hợp với họ nhất.

- Krippedorf, Jost. The Holiday Maker - Những người

thiết kế kỳ nghỉ (London: Cty TNHH William Heinenmann, 1987), 160 trang. Cuốn sách này phân tích các hình thức khác nhau của du lịch, nghiên cứu các tác động trên các

nước khác nhau và nhân dân của họ, vạch ra các bước tích cực để làm cho các yêu cầu nghỉ mát của người dân phù hợp

với các cấu trúc kinh tế xã hội của thế giới.

- McIntosh, Rebert W., and Charles Goeldner. Du lịch: Các nguyên tắc, Thực Tiễn và lý thuyết (Tourism: Principles, Practices, Philosophies) (New York: John Wiley and Sons, Inc. 1990), 534 trang, giá 37,95ddola. Cuốn sách giới thiệu kinh điển về du lịch xuất bản lần thứ sáu này cung cấp một viễn cảnh toàn cầu khái quát sự nhấn mạnh về quy hoạch và phát triển du lịch. Nó điều tra các khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã hội học và tâm lý học

của du lịch. Cuốn sách này được chia thành 5 phần: Tìm

hiểu ngành du lịch (Understanding Tourism): Thiên nhiên, lịch sử và Tổ chức; Động cơ đi du lịch và lựa chọn sản phẩm du lịch; Cung, Cầu, Kinh tế và phát triển du lịch; Sự cần thiết của Nghiên cứu và Tiếp thị Du lịch; Các triển vọng và Thực tiễn du lịch.

- Mill, Robert và Alstair M. Morrison. The Tourism System - Hệ Thống Du lịch(Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice - Hall, 1992), 506 trang. Cuốn sách này trình bày một cái nhìn hệ thống toàn diện về du lịch, nhấn mạnh

các mối tương quan và sự phụ thuộc lần nhau của các yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tố du lịch khác nhau. Các tác giả đã đề cập tất cả các khía cạnh trên một quan điểm về marketing và miêu tả

ngành du lịch hoạt động như thế nào.

- Pearce, Douglas. Tourist Development - Phát triển du lịch (New York: John Wiley & Sons, Inc, 1989), 341 trang. Điểm tập trung của cuốn sách này là cách thức du lịch phát triển và các hiệu quả kinh tế xã hội mà phát

triển du lịch đem lại cho cộng đồng, kinh tế địa phương, vùng hoặc đất nước.

- Plog, Stanley. Leisure Travel - Du lịch Giải trí (New York: John Wiley & Sons, Inc. 1991), 244 trang. Cuốn

sách này trình bày một cái nhìn tổng quan về thị trường

du lịch giải trí và tiếp theo là một chương trình khung

allocentrism-psychocentrism dựa vào tâm lý để hiểu được

tại sao người ta đi hoặc không đi du lịch, các loại kỳ

nghỉ họ chọn, các mong đợi của họ và các nguồn gốc của sự không thỏa mãn.

- Power, Thomas F. Introduction to Management in The Hospitality Industry Sự giới thiệu về quản lý trong ngành Khách sạn (New York: John Wiley & Sons, Inc. Inc 1992), 634 trang. Cuốn sách này viết về ngành công nghiệp khách sạn. Nó thảo luận các vấn đề quản lý của các tổ chức cung

cấp dịch vụ lưu trú hoặc ăn uống hoặc cả hai cho những người ở xa nhà.

- Shriver, Stephen J. Managing Quality Services -

Quản lý các dịch vụ chất lượng (East Lansing, Michigan: Viện giáo dục của Hiệp hội Hotel & Motel Mỹ, 1988). Cuốn sách này định nghĩa (xác định) sự cam đoan về chất lượng như là một hệ thống quản lý đảm bảo sự cung cấp các sản

phẩm và dịch vụ một cách nhất quán. Sự đảm bảo về chất

lượng làm cho các nhà quản lý, các giám sát và các ông

chủ nâng cao hoạt động có năng xuất và có lãi bằng cách giải quyết các vấn đề và phát triển các tiêu chuẩn thực hiện.

- Smith, Valene, Hosts and Guests, The Anthropology of Tourism - Những người chủ và Khách, Nhân loại học về

Du lịch (Philadelphia: NXB Trường Đh Pennsylvania, 1989), 341 trang. Quyển sách xuất bản lần thứ 2 này là một sưu

tập độc đáo các bài viết về tác động văn hóa sâu sắc của du lịch trong các xã hội từ Tây Nam Mỹ tới Tonga tới Alaska tới Iran.

- Tourism's Top Twenty (Boulder, Colorado: Phòng

Nghiên cứu Kinh doanh, Trường đại học Colorado, 1992), xấp xỉ 118 trang, giá 50 đôla. Cuốn sách này được biên

soạn với sự hợp tác của Trung tâm dữ liệu Hoa Kỳ, Washington D.C. Nó cung cấp các thông tin đầy đủ về lữ

hành, giải trí du lịch và nghỉ ngơi. Thông tin được trình

du lịch thế giới. Nó cung cấp các thông tin chắc chắn về một tập hợp rộng các chủ đề liên quan đến du lịch bao gồm quảng cáo, các hãng hàng không, các điểm du lịch, các chi

tiêu, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch thế

giới và các con số thống kê du lịch. Những nguồn này được

nêu trong mỗi bảng, các địa chỉ đầy đủ cho những nguồn

này được trình bày trong một bảng phụ lục. Còn bao gồm cả

một bảng chú dẫn chủ đề để dễ dàng trong việc định vị thông tin. Có bán tại Trung tây Dữ liệu hoa kỳ, Trung tâm Lafayette 2, số 113321, phố NW, Washington D.C. 20036. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Witt, Stephen, and Luiz Moutinho. Tourism Marketing and Management Handbook - Sổ tay hướng dẫn Quản lý và

Tiếp thị Du lịch (Hertfordshire, Vương quốc Anh: Prentice Hall International, 1989), 656 trang. Cuốn sách hướng dẫn

cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo học thuật và kinh doanh toàn diện liên quan đến các vấn đề quan trọng nhất về quản lý và tiếp thị du lịch. Bao gồm hơn 100 mục chủ đề du lịch.

- Báo cáo của Hội Đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), Lữ hành và Du lịch: Ngành công nghiệp lớn nhất thế giới (New York, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, 1992), gần 50 trang, giá 200 đôla cho một bản in ra giấy, 95 đôla/đĩa. Báo cáo này nghiên cứu đóng góp kinh tế của ngành công nghiệp lữ hành và du lịch đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Tìm hiểu các nguồn thông tin du lịch và lữ hành doc (Trang 25 - 30)