So sánh với lý thuyết

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh thanh lễ (Trang 25)

2.3.1. Giống nhau

Công ty Thanh Lễ sử dụng hai phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu là phương thức chuyển tiền và phương thức tín dụng chứng từ.

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định.

Quy trình thanh toán: Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu. Sau đó, người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hóa (hoặc bộ chứng từ hàng hóa), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thỏa thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền. Sau đó, ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.

2.3.2. Khác nhau

Phương thức thanh toán L/C được xem là phương thức thanh toán an toàn, phổ biến, nhưng phức tạp, chi phí cao, nên hầu hết các công ty hiện nay đều dùng phương thanh toán T/T. Công ty Thanh Lễ cũng không ngoại lệ. Phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T) là một phương thức thanh toán đơn giản và cơ bản trong thanh toán quốc tế. Vì thế, công ty áp dụng phương thức thanh toán T/T trả trước để giao dịch được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả công việc được nâng cao, phù hợp với khả năng cũng như yêu cầu của công ty đưa ra. Công ty sẽ nhận được tiền nhanh, nhờ đó tránh được những rủi ro do tỷ giá mang lại hoặc không phát sinh nhu cầu phải vay ngân hàng, nhờ đó giảm được chi phí. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này có rủi ro cao cho bên nhập khẩu vì nhà nhập khẩu phải trả tiền trước cho công ty trước khi nhận hàng, điều này chứng tỏ Công ty Thanh Lễ có uy tín và sự tín nhiệm lớn đối với các đối tác.

PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT

KINH DOANH THANH LỄ

3.1. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty trong thời gian tới thời gian tới

3.1.1. Cơ hội

Hoạt động tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ so với trước. Công ty Thanh Lễ đã chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về hàng tiêu dùng được tổ chức hàng năm ở các nước để tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Công ty Thanh Lễ cũng rất tích cực tham gia các đoàn khảo sát thị trường do Nhà nước hoặc Tỉnh Bình Dương tổ chức, thông qua các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tìm hiểu đối tác…

Hình thức xuất khẩu chủ yếu mà công ty đang áp dụng là hình thức gia công xuất khẩu. Tuy hình thức này có những hạn chế nhất định nhưng lại là phương thức phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp giày dép mà nhiều nước đang phát triển đã áp dụng thành công. Hình thức gia công xuất khẩu sẽ giúp cho công ty nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, học hỏi kinh nghiệm quản lý, từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài.

3.1.2. Thách thức

Có thể nói, bên cạnh những ưu điểm trên, công tác mở rộng thị trường của công ty còn hạn chế, trên nhiều thị trường, mối quan hệ với bạn hàng còn lỏng lẻo, hoạt động xuất khẩu nhiều lúc còn mang tính bị động, thiếu định hướng. Một số thị trường mặc dù đã thâm nhập được nhưng còn nhiều bấp bênh. Trong một thời gian dài, việc mở rộng thị trường chưa được đề cao một cách đúng mức. Hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra lẻ tẻ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin về sự biến động của thị trường thế giới, có những biến động lớn thì công ty vẫn còn chậm đưa ra những giải pháp đối phó.

Ngoài ra sức cạnh tranh của mặt hàng giày dép còn yếu trên thị trường quốc tế. Cơ sở vật chất chưa ổn định nên chất lượng, mẫu mã sản phẩm của công ty còn thua kém so với một số mặt hàng giày dép của một số công ty khác.

3.2. Định hƣớng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty trong thời gian tới

Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp làm cho tình hình kinh doanh của công ty bị giảm sút nhưng phương hướng chính vẫn là tiếp tục phấn đấu duy trì những điểm mạnh và khắc phục dần những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Trong Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010-2012, lãnh đạo công ty đã xác định dùng thế mạnh là sự kết hợp hiệu quả giữa sản xuất và xuất khẩu để phát triển bền vững, tận dụng các cơ hội tốt nhất trong kinh doanh. Vì vậy, giai đoạn 2012-2016, công ty sẽ phát triển đều trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất - thương mại - dịch vụ.

Để phát triển tốt việc xuất khẩu mặt hàng giày dép trong tương lai, công ty đã có những định hướng sau:

 Giữ các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đã tín nhiệm công ty từ lâu.  Quảng bá về các sản phẩm giày dép đến các thị trường có thị hiếu cao và nhu cầu lớn về mặt hàng để mở rộng thị trường.

 Chủ động trong nguồn vốn để tìm kiếm thêm những cơ hội mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.3. Một số giải pháp

Sau khi phân tích về những thuận lợi cũng như khó khăn của Công ty Thanh Lễ, có thể thấy rằng để hoạt động tốt hơn trong thời gian tới công ty phải tự khách quan đánh giá những ưu điểm của mình và phát huy nó, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém đang tồn tại. Bên cạnh đó, xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

3.3.1. Thành lập bộ phận Marketing mở rộng thị trƣờng tiêu thụ

Hoạt động kinh doanh trong một xã hội đa thị trường, đa hàng hóa, đa nhu cầu như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài làm tốt vai trò kinh doanh của mình cũng cần phải chú trọng đến khâu Marketing. Công ty Thanh Lễ đang trong giai đoạn tái cơ cấu và chưa có bộ phận thực hiện hoạt động Marketing cho công ty nên bộ phận này khi thành lập cần đáp ứng yêu cầu là cơ cấu gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải thực hiện được các chức năng chính.

Cụ thể kế hoạch là chỉ thành lập một bộ phận gồm 2 người chịu trách nhiệm về mảng Marketing thay vì thành lập phòng Marketing như những công ty khác. Nhân viên sẽ được tuyển chọn thông qua nộp đơn và phỏng vấn, yêu cầu là những người có khả năng về vi tính, ngoại ngữ và có sự am hiểu khái quát về kinh doanh xuất nhập khẩu. Công việc của bộ phận này bao gồm:

 Xây dựng kế hoạch Marketing và tham vấn Ban Giám đốc để có sự điều chỉnh và cùng phối hợp thực hiện.

 Cập nhật các thông tin về công ty, các sản phẩm lên trang web thường xuyên để quảng bá về hình ảnh công ty đến khách hàng.

 Gửi thư chào hàng đến các khách hàng để tìm kiếm thêm những đối tác mới và mở rộng thị trường đặc biệt là các nước châu Âu, Trung Đông.

 Nắm bắt thông tin về thị trường xuất khẩu như giá cả, sản phẩm của các công ty nội địa hay thị hiếu của người tiêu dùng nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

 Nghiên cứu, tổng hợp các thông tin về thuế quan, chính sách ngoại thương hay quy chế xuất khẩu của Nhà nước và nước đối tác.

 Đăng ký tham gia các Hội chợ triễn lãm hàng hóa quốc tế để tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu và học hỏi kinh nghiệm của các công ty khác.

3.3.2. Đầu tƣ tổ chức đội xe chuyên chở

Do ảnh hưởng của lạm phát mà các chi phí đầu vào đều tăng cao đó là điều không thể tránh khỏi và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng. Nhưng để chủ động hơn trước những biến động của thị trường công ty cần đầu tư tổ chức đội xe chuyên chở riêng để phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa từ kho ra cảng nhằm giảm bớt chi phí thuê phương tiện vận tải ngoài như vẫn tiến hành từ trước tới giờ.

Việc tổ chức đội xe chuyên chở riêng công ty có thể liên kết với các hợp tác xã vận tải, ưu điểm của hình thức này là có sẵn đội ngũ lái xe có kinh nghiệm và thông thạo đường sá đồng thời tiết kiệm chi phí mua và quản lý phương tiện nhưng nhược điểm là quy trình hạch toán phức tạp và mức độ an toàn, tin cậy trong quá trình vận chuyển hàng hóa không được đảm bảo. Vì vậy, công ty cần xem xét và lập kế hoạch cụ thể trước khi có quyết định thành lập đội xe này.

3.3.3. Cải thiện phƣơng thức làm thủ tục hải quan

Thông thường mỗi khi có hàng, công ty thường cử đại diện xuống tận cảng để tiến hành các thủ tục hải quan về giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ phát triển, các doanh nghiệp không cần phải xuống tận cảng để tiến hành các thủ tục mà chỉ cần ngồi ngay tại văn phòng để làm. Công ty Thanh Lễ cũng như vậy, các nhân viên chỉ cần ngồi tại bàn làm việc, vào website của Cục Hải quan để làm các thủ tục theo mẫu.

Một trong những chương trình khai báo hải quan điện tử phổ biến là ECUS. Công ty cần cài đặt sẵn chương trình này vào hệ thống máy tính nội bộ trong phòng xuất nhập khẩu. Sau các bước mở chương trình ECUS và điền vào tờ khai hải quan điện tử thì người khai báo sẽ gửi đến Cục hải quan. Sau đó khoảng 20 phút sẽ lấy được phản hồi từ Cục hải quan. Tờ khai hải quan sẽ được in làm 02 bản.

3.3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Xét trên tổng thể hoạt động của nền kinh tế hiện đại, nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường phát triển, là tiền đề cho những đột phá thuộc nhiều lĩnh vực và phương diện khác nhau. Yếu tố con người trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh Doanh Thanh Lễ cũng không phải là ngoại lệ, theo đó, đội ngũ nhân sự hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực này cần không ngừng nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo năng lực giải quyết tình huống thực tiễn phát sinh. Vì lẽ đó, công ty cần:

 Thứ nhất, định kỳ tổ chức các khóa học, các buổi hội thảo phát triển nghiệp vụ xuất nhập khẩu; song hành với đó; thường xuyên cập nhật các phiên bản tập quán thương mại quốc tế, các thông tin gắn liền với nghiệp vụ hoặc liên quan đến nghiệp vụ trong hoạt động của công ty; từ đó; đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể nắm bắt, xử lý hoạt động theo đúng chuẩn mực quốc tế, Pháp luật quốc gia và Quy định của công ty.

 Thứ hai, tạo động lực thúc đẩy nhân viên công ty, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát triển thêm những kỹ năng cần thiết, có liên quan đến chuyên môn (ngoại ngữ, tin học,…); bên cạnh đó; chủ động tiếp nhận ý kiến đóng góp từ đội ngũ nhân sự nhằm hoàn thiện hơn nữa.

 Thứ ba, đảm bảo nguồn thu nhập hợp lý, tạo lập môi trường làm việc phù hợp, duy trì động lực cống hiến của đội ngũ nhân sự nhằm hạn chế đến mức cao nhất có thể rủi ro chảy máu chất xám.

3.4. Kiến nghị

Chính phủ cần rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi về thuế quan để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thông qua các chương trình thúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu. Do đó, để hoàn thiện hệ thống thuế xin kiến nghị Bộ Tài chính với những thay đổi về thuế như sau: Thứ nhất, các biểu thuế và thuế suất cần phải được rõ ràng và chi tiết. Thứ hai, ưu đãi thuế quan trọng việc nhập khẩu thiết bị, dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm giày dép. Thứ ba, đơn giản hóa và thủ tục xin hoàn thuế và miễn giảm thuế.

Hoạt động xúc tiến thương mại cần được quan tâm hơn nữa vì chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các hội chợ ra nước ngoài chứ chưa trực tiếp tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tổ chức các diễn đàn giao lưu định kỳ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận, học hỏi và thiết lập quan hệ hợp tác với nhau, góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy họ nắm bắt những cơ hội làm ăn lớn trong tương lai.

Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay công ty vẫn phải đi vay vốn. Vì vậy, Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ về vốn cho công ty thông qua hệ thống ngân sách bằng một số biện pháp sau: Thứ nhất, sớm cho ra đời Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để công ty được vay với lãi suất thấp, giải quyết khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Thứ hai, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế.

Nhà nước nên đơn giản hóa các thủ tục hải quan, cơ chế chính sách rõ ràng đầy đủ để giảm áp lực cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cảng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc chuyên chở và giao nhận hàng hóa.

Giày dép là mặt hàng thời trang, nếu chậm đưa ra thị trường sẽ bị lỗi mốt và dễ dàng bị lợi dụng làm nhái sản phẩm, do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu các công ty. Do vậy, các cơ quan chức năng cần đơn giản hóa thủ tục bản quyền để giảm bớt thời gian xét duyệt nhãn mác nhằm đảm bảo tính thời trang của mặt hàng giày dép.

KẾT LUẬN

Hiện nay xuất nhập khẩu là một trong những ngành kinh doanh có mức độ cạnh tranh rất mạnh mẽ, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Từ khi được chính thức đi vào hoạt động cho đến nay Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ đã gặp nhiều khó khăn nhưng không vì vậy mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà thực tế quy mô ngày càng lớn mạnh và hiệu quả làm việc đã được nâng cao hơn nhiều. Công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra về doanh thu, lợi nhuận cũng như nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.

Đối với mặt hàng giày dép đầy triển vọng công ty đã chọn để làm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và gắn việc phát triển xuất khẩu mặt hàng này với những định hướng kinh doanh trong thời gian tới của mình. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhìn chung vẫn được duy trì ổn định và có bước phát triển hơn năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh tuy có nhiều khó khăn song nhờ tận dụng được những cơ hội thuận lợi có thể mang lại hiệu quả và doanh số cao hơn. Ngoài ra, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và các mối quan hệ thân thiết với nhiều đối tác trên các thị trường cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển, góp phần

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh thanh lễ (Trang 25)