Pha chế dung dịch tẩy gỉ sử dụng chè xanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu hiệu ứng và cơ chế chống ăn mòn kim loại của một sớ chất chiết từ phụ phẩm cây chè pptx (Trang 25 - 29)

Qui trình pha chế dung dịch tẩy gỉ

1. Dung dịch axit sunfuric 0,5 M 10 lít 2. Cao chè 10g - 20g Bảo quản dung dịch tẩy gỉ: 12 tháng

Sử dụng và xử lý môi trường: Tương tự như các dung dịch tẩy gỉ axit khác

Lưu ý

+ Nếu cần lượng chất tẩy gỉ nhiều hơn, sẽ pha chế theo tỉ lệ 1g - 2g cao chè/l dung dịch

+ Chỉ pha chế dung dịch tẩy gỉ khi có nhu cầu

+ Cần tính toán lượng dung dịch pha chế vừa đủ nhu cầu

+ Nguyên liệu cao chè và axit sunfuric chưa pha chế dễ bảo quản vận chuyển hơn là dung dịch tẩy gỉđã pha chế

KT LUN

Trong khuôn khổ đề tài luận án, đã nghiên cứu công nghệ chiết polyphenol tổng số từ lá chè già - phụ phẩm chè, thường bị đốn bỏ theo mùa vụ hàng năm, lần đầu tiên xây dựng công nghệ chiết và tạo sản phẩm cao chè

đặc.

Đã tách được lượng lớn các thành phần chính EGCG và cafein với hiệu suất tương đương các công nghệ nước ngoài.

Đã thử nghiệm khả năng ức chế ăn mòn kim loại của nước chiết, cao chè, EGCG và cafein, trong dung dịch axit sunfuric với nồng độ khác nhau, bằng phương pháp điện hóa đo điện thế mạch hở và phân cực tuyến tính, xác

định điện thếăn mòn Ecorr, dòng ăn mòn Jcorr, điện trở phân cực RP, hệ số Tafel anôt βa và catôt βc, đo tổng trở xác định điện dung Cdl và điện trở chuyển điện tích Rct, đo phân cực anôt xác định thế và dòng thụđộng Epass và Jpass, phương pháp khối lượng xác định tốc độăn mòn.

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho phép rút ra kết luận sau đây:

1. Nước chiết lá chè già, cao chè cô từ nước chiết lá chè đều có thành phần khô chính là các polyphenol (catechin) và cafein, có thể phân lập được EGCG và cafein từ nước chiết - cao chè.

2. Đã nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn của nước chiết, cao chè, của từng chất EGCG và cafein. Với nồng độ thích hợp từ 0,5g (chất khô) /l cả 4 chất trên đều có khả năng ức chế ăn mòn thép xây dựng Thái Nguyên đạt hiệu suất ức chế 95% với nồng độ 1g/l (cafein, nước chiết, cao chè).

3. Cơ chế ức chế của cafein là hấp phụ đồng đều lên catôt và anôt, của polyphenol (EGCG) là hấp phụ tạo barie rỗ xốp che chắn catôt nhiều hơn anôt, còn của nước chiết và cao chè là cơ chế hỗn hợp hấp phụ tạo màng che cả catôt và anôt, nhưng hiệu quả ức chế đối với catôt cao hơn.

4. Đã lựa chọn được cao chè với nồng độ từ 1g/l trở lên làm chất ức chế trong dung dịch tẩy gỉ thép sử dụng axit H2SO4 0,5M. Chất ức chế này

tương đương với hỗn hợp cao chè + anilin, và tốt hơn hỗn hợp cao chè + NaNO2 do thời gian ức chế lâu hơn đến hơn 10h ngâm mẫu.

`Kết quả nghiên cứu trên đây cho phép thay thế chất ức chế trong dung dịch tẩy gỉ, tẩy cặn axit bằng chất ức chế là cao chè chế từ dịch chiết nước lá chè già .

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu hiệu ứng và cơ chế chống ăn mòn kim loại của một sớ chất chiết từ phụ phẩm cây chè pptx (Trang 25 - 29)