Chuẩnbị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập

Một phần của tài liệu tieu luan SP: chuan bi tamli cho tre khiem thinh 6 tuoi vao lop 1 (Trang 25 - 30)

6. Cấu trúc tiểu luậ n

2.2.2.6.Chuẩnbị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập

Hoạt động học tập ở trường tiểu học chủ yếu là hoạt động nhận thức để tiếp thu tri thức khoa học, do đó cần phải chuẩn bị cho trẻ về các mặt như:

+Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cho trẻ.

Tâm thế sẵn sàng đi học là một yếu tố tâm lí rất quan trọng thôi thúc trẻ đến trường, nó kích thích tính tích cực học tập và tham gia các hoạt động ở trường tiểu học. Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học bao gồm các vấn đề sau:

-Nuôi dưỡng hứng thú nhận thức lâu bền cho trẻ vì ở tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo của người học sinh. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc nhiều vào hứng thú nhận thức của trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, nhất là hoạt động vui chơi cần kích thích lòng ham hiểu biết, óc tìm tòi, khám phá của trẻ bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn luôn giới thiệu

cho trẻ những điều mới lạ xung quanh hay sách báo... và rất cần khuyến khích những khám phá của trẻ.

-Kích thích lòng ham muốn được đi học của trẻ: lòng mong muốn được đi học chỉ nảy sinh khi trẻ nhận ra răng trường học là nơi giải đáp được những vấn đề mà trẻ băn khoăn thắc mắc, mong muốn được giải thích. Do đó người lớn cần cho trẻ biết đến trường và các cháu sẽ được biết nhiều điều mới lạ. Ngoài ra cần làm cho trẻ thấy sẽ được tiếp xúc với những thầy, cô giáo yêu trẻ, những anh chị học sinh chăm ngoan, được có sách vở, đồ dùng học tập mới đẹp, được sinh hoạt trong Sao Nhi đồng, được trở thành người học sinh giỏi. Nghĩa là làm sao cho trẻ thấy được đi học là một niềm hạnh phúc.

+Giúp trẻ làm quen với hoạt động trí óc.

-Cần hình thành tính chủ định trong hoạt động cho trẻ. Học tập ở lớp 1 là hoạt động đòi hỏi tính chủ định cao với mục đích rõ ràng là nắm những tri thức, thái độ, kỹ năng được quy định trong chương trình. Nhưng tính chủ định lại gần như là đặc điểm bao trùm trong hoạt động tâm lí của trẻ. Trẻ mẫu giáo thường không có tính chủ định trong các hoạt động nhất là hoạt động trí óc, thích gì làm nấy, làm được một lúc rồi chán, xoay qua làm việc khác, ít tập trung lâu vào một việc gì đó cho đến đầu đến đuôi. Đặc điểm đó sẽ không có lợi cho việc học tập ở lớp 1, vì học tập ở lớp 1 là hoạt đông đòi hỏi tính chủ định cao với mục đích rõ ràng là nắm tri thức, thái độ, kỹ năng được quy định trong chương trình.

Trước hết cần giúp trẻ biết tập trung chú ý vào công việc nhất là những vấn đề nhận thức, biến những quá trình tâm lí không chủ định thành tri thức có chủ định, trí nhớ không chủ định thành trí nhớ có chủ định ... Trong khi tổ chức các hoạt động chúng ta cần tạo điều kiện để giúp trẻ chuyển dần chú ý không chủ định đến chú ý có chủ định vào một việc nào đó. Điều này thường được thực hiện trong các “tiết học”, trong hoạt động vui chơi, bằng cách đặt ra cho trẻ phải thực hiện nhiệm vụ nhất định, nhất là nhiệm vụ nhận thức.

VD: - Bảo trẻ vẽ hoàn thành bức tranh “ đàn cá bơi lội”

- Kể lại câu chuyện “chú dê đen” cần tập trung cho trẻ biết duy trì chú ý trong một thời gian cần thiết vào một việc nhất định, để ngăn ngừa bệnh đãng trí, phân tán chú ý.

+ Cần dạy trẻ biết quan sát sự vật và hiện tượng xung quanh:

Quan sát là một loại tri giác có chủ định rất cần cho hoạt động học tập. Trong khi hoạt động cần dạy trẻ đặt mục đích, cách thức và sử dụng một số phương tiện quan sát thông thường, chủ yếu là sử dụng các giác quan để phát hiện các thuộc tính của sự vật, những thuộc tính tinh tế còn bị lẩn khuất, đặc biệt là nêu thuộc tính đặc trưng của chúng. Việc so sánh các bức tranh có cùng nội dung và hình thức nhưng lại khác nhau trong cuộc sống hàng ngày... đều là việc làm có hiệu quả để kích thích khả năng quan sát của trẻ phát triển.

+ Phát triển tư duy là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất:

Ngay từ tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ đã phát triển khá mạnh mẽ trong các hoạt động, từ tư duy trực quan - hành động đến tư duy trực quan - hình tượng rồi xuất hiện một yếu tố của tư duy trừu tượng. Để chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học, chúng ta cần phát triển ở trẻ các kiểu tư duy nói trên, đặc biệt là kiểu tư duy trực quan - hình tượng vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo. Nhưng càng về cuối tuổi mẫu giáo lại cần khêu gợi các yếu tố tư duy trừu tượng bằng cách giúp trẻ hệ thống hoá, chính xác hoá, bổ sung thêm vốn biểu tượng của trẻ đã tích luỹ được trong cuộc sống hàng ngày còn có phần tản mạn. Những trò chơi học tập, những sơ đồ, những câu đố, những tình huống có vấn đề... đều là phương tiện giúp trẻ phán đoán, suy luận, kích thích cho các yếu tố của tư duy trừu tượng sớm được nảy nở, những tri thức tiền khoa học( tiền khái niệm) chóng được hình thành ở trẻ, làm chỗ dựa cho việc tiếp thu các bộ môn khoa học ở trường Tiểu học.

Trong hoạt động cần cho trẻ làm quen với một số thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, ở trình độ đơn giản. Trong các trò chơi như: trò chơi xây dựng, lắp ghép, xếp hình... để luyện tập thao tác tư duy cho trẻ.

Một điều quan trọng nữa là cân hình thành cho trẻ những phẩm chất của tư duy tích cực, tính độc lập, tính linh hoạt... trước một vấn đề nhận thức của trẻ, làm cho trẻ phải động não, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề cho dù khờ khạo, ngô nghê. Tránh để trẻ trong trạng thái thụ động, vì thu động về trí tuệ cũng đồng nghĩa với chậm phát triển. Cũng cần làm cho trẻ biết tư duy độc lập, trước hết là trẻ biết dựa vào sức mình để giải quyết các vấn đề nhận thức, không ỷ lại hay theo đuôi, dựa dẫm vào người khác. Điều đó không có nghĩa là trẻ khước từ ý kiến của người khác, trái lại trẻ cần biết tiếp thu cách nghĩ, cách làm hay hơn, đúng hơn ở người khác để bồi bổ cho cách nghĩ, cách làm của mình. Ngay từ tuổi mẫu giáo cần phải bồi dưỡng tính linh hoạt trong tư duy, không để trẻ giải quyết vấn đề theo lối mòn, theo khôn mẫu cứng nhắc, luôn khuuyến khích trẻ tìm ra cách làm mới. Muốn vậy cần cho trẻ tiếp xúc với sự vật trong tính đa dạng của nó và ở nhiều góc độ khác nhau, như chỉ cho trẻ giải quyết vấn đề lại cần khuyến khích trẻ tìm ra nhiều phương án khác nhau trong một tình huống cụ thể, tránh tình trạng áp đặt cho một phương án cứng nhắc rập khuôn mẫu đã định sẵn. Tính tích cực, tính độc lập, tính linh hoạt trong tư duy, đó chính là tiền đề của những khám phá khoa học, là cơ sở của hoạt động sáng tạo sau này.

+ Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và đặc biệt là để tư duy, nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động học tập, tiếp nhận các tri thức khoa học. Chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học trước hết là giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ thông qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ trong sinh hoạt hàng ngày như sau:

Tập phát âm, luyện nói đúng và làm quen với các kí hiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

Có đủ vốn từ để nghe, nhìn hình miệng có thể hiểu những điều người khác nói và thể hiện nội dung mình cần truyền đạt đến người khác nghe.

Biết nói những câu dơn giãn đúng ngữ pháp và mạch lạc trôi chảy.

Để phát triển ngôn ngữ trên cần tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp cho trẻ với các vật thực, mô hình trực quan. Điều quan trọng là phải tạo cho trẻ một môi trường ngôn ngữ có văn hoá.

Cần giúp trẻ hướng tới “ đọc và viết” như cầm và mở sách đúng, biết đọc từ trên xuống , từ trái sang phải. Hướng dẫn cho trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cầm bút và vẽ những nét “trên chữ viết” theo đúng chương trình.

+ Định hướng vào không gian và thời gian:

Biết định hướng đúng vào không gian là một yêu cầu cần thiết của một người sống và học tập.Trong sinh hoạt hàng ngày với nhiều công việc với nhiều công việc tự phục vụ, trong vui chơi với nhiều trò chơi trẻ cần phải xác định phương hướng và khoảng cách trong không gian, đặc biệt trong học tập trẻ lại phải cần xác định chính xác trái phải, trước sau, trên dưới... để nhận ra các con chữ như: bvà d, q và p,p và b... hướng đúng của việc đọc và viết. Trong nhiều sinh hoạt khác như thể dục, múa, vẽ... việc xác định hướng và khoảng cách không gian là không thể thiếu được. Do đó hướng dẫn trẻ biết định hướng đúng trong không gian là hết sức cần thiết, bởi thiếu nó đứa trẻ sẽ bị rối loạn trong hành vi và trở nên vụng về trong cuộc sống và trong học tập. Lúc đầu trẻ thường lấy bản thân mình làm chuẩn để nhận ra đằng trước, đằng sau, bên trên, bên dưới, phía trái, phía phải. Tiến tới cần dạy trẻ biết lấy một vật khác trong không gian làm chuẩn để xác định phương hướng đối với nó. Lại cần phải dạy trẻ biết xác định tính tương đối của phương hướng là một vấn đề rất phức tạp nhưng lai rất cần cho cuộc sống và học tập. Ngoài việc xác định phương hướng không gian, trẻ còn phải tập ước lượng những khoảng cách đơn giản trong không gian.

Biết định hướng đúng vào thời gian cũng là một yêu cầu để sống và học tập của mỗi người. Cần dạy trẻ biết xác định đúng thời điểm trong ngày, tuần, tháng... Trước hết là dạy trẻ dựa vào các công việc sinh hoạt của con người và quan sát cảnh vật xung quanh để nhận ra các thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Trẻ cũng cần biết số ngày trong mỗi tuần và thứ tự các ngày đó. Tiến tới chúng ta có thể cho trẻ nhận biết các mùa trong mỗi năm. Đặc biệt là dạy trẻ biết quá khứ, hiện tại và tương lai...

2.2.2.7.Giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh:

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không chỉ chuẩn bị những điều kiện tâm lí để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông, thích ứng với hoạt động học tập mà còn giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh, những tri thức sơ

đẳng về thế giới con người và tự nhiên để hình thành ở một thái độ sống tích cực, gắn bó với con người và thiên nhiên.

- Về đời sống xã hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, tham quan dã ngoại. Người lớn có thể giúp trẻ hiểu biết sơ bộ về cuộc sống xã hội. Cần cho trẻ biết mỗi người sống trong xã hội đều có nghĩa vụ đối với người xung quanh, đối với cộng đồng, như cha mẹ phải nuôi dạy con cái, con cái phải chăm sóc cha mẹ... Cần dạy trẻ một số qui tắc sống chung trong xã hội, đặc biệt là luật lệ đi đường.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện hữu hiệu để giới thiệu trẻ các ngành nghề trong xã hội, như nghề lái xe, nghề dạy học, nghề xây dựng... qua việc nhập vai vào các trò chơi dưới sự chỉ dẫn của con người trong các ngành nghề. Đặc biệt qua những cuộc tiếp xúc hay qua các phương tiện thông tin đại chúng trẻ thấy được sự đóng góp tích cực cho xã hội của những người lao động. Từ đó trẻ biết kính yêu những người lao động, quí trọng sản phẩm do họ làm ra, biết sống tiết kiệm. Thông qua các ngành nghề chúng ta có thể kể cho trẻ nghe những gương hi sinh dũng cảm, lao động quên mình hoặc người tốt, việc tốt ..., giúp trẻ càng thêm cố gắng trong mọi việc để khi lớn lên sẽ trở thành người tốt.

- Về thế giới tự nhiên:

Thế giới tự nhiên bao quanh trẻ rất phong phú, nhưng trẻ chưa thể hiểu rõ thế giới đó. Chúng ta cần dạy trẻ hiểu biết sơ lược về những sự vật hiện tượng trong thiên nhiên qua tiếp xúc hàng ngày, qua trò chơi, qua phim ảnh... Mục đích không phải nhồi nhét đầy đầu óc trẻ những tri thức về thế giới tự nhiên, cái chính là thông qua đó mà hình thành ở trẻ một cách ứng xử có văn hoá với thiên nhiên, thể hiện:

+ Luôn tìm tòi khám phá đối với thiên nhiên: Qua nhiều hoạt động, chúng ta có thể dạy trẻ biết tên một số đặc điểm dễ thấy, phân loại, quá trình sinh trưởng, lợi ích của một số con vật nuôi trong nhà hay động vật hoang dã đã được thuần hoá đang có mặt ở các vườn bách thú. Đặc biệt là giúp trẻ phát hiên được mối quan hệ mang tính quy luật giữa điều kiện sống với hành vi và cấu tạo bên ngoài của con vật. Những tri thức sơ dẳng không những làm giàu vốn biểu tượng của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn giúp trẻ nâng cao hiệu quả hoạt động của quá trình tâm lí như chú ý, quan sát...

+ Luôn gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân của mình: chúng ta luôn tạo điều kiện để trẻ gần gũi với thiên nhiên, nói cho trẻ biết thiên nhiên không những ban cho con người những gì để sống mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp của nó. Sống giữa thiên nhiên trẻ em dễ nảy sinh những cảm xúc tốt đẹp. Những tình cảm đó sẽ khơi dậy trong lòng trẻ một niềm khao khát muốn làm việc gì có ích cho cuộc đời.

+ Luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên: Trẻ ở tuổi mầm non còn rất nhỏ dại, thường thiếu ý thức trong hành động của mình, kể cả hành động bột phát

đối với thiên nhiên. Những hành vi đó nếu không ngăn chặn, lâu dần sẽ thành thói quen cần phải dạy trẻ biết quan tâm chăm sóc những vật nuôi cây trồng gần gũi quanh nhà...

Như vậy, chuẩn bị cho trẻ đi học cần phải làm rất nhiều việc và rất công phu. Nhưng việc chuẩn bị này không phải chờ đến gần ngày trẻ bước vào lớp Một mới bắt đầu mà tất cả đều phải tiến hành suốt cả thời kì mẫu giáo trong nhiều hoạt động ở trường mầm non cũng như ở gia đình. Vì trong quá trình phát triển của một con người, những thành tựu đạt được ở mỗi giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho giai đoạn sau. Tất nhiên về cuối tuổi mẫu giáo thì việc chuẩn bị đó cần phải tích cực hơn, rõ nét hơn, tạo ra ở mỗi trẻ em một tinh thần phấn chấn, sẵn sàng đi học.

Một phần của tài liệu tieu luan SP: chuan bi tamli cho tre khiem thinh 6 tuoi vao lop 1 (Trang 25 - 30)