ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã tiên hội, huyện đại từ, tinh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 29)

1. Tiềm năng phát triển của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên điều kiện tự nhiên

- Về điều kiện tự nhiên và giao thông: Xã có diện tích tự nhiên lớn, thuận lợi kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp về phát triển kinh tế với việc hình thành các vùng cây trồng tập trung như cây ăn quả, cây công nghiệp và khu chăn nuôi tập trung. Mặt khác, với vị trí địa lý của xã gần thị trấn Đại Từ nên có điều kiện phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi hàng hóa nông, lâm sản với bên ngoài.

- Lao động: Trên địa bàn xã hiện nay có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao (63,71 %), người dân được các cán bộ trên địa bàn xã chuyển giao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như những kinh nghiệm thực tế trong các đợt tập huấn vào sản xuất.

- Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tiên Hội đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, thử thách từng bước thực hiện tốt mục tiêu kinh tế của xã. Tiên Hội là một trong những xã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực ở huyện Đại Từ. Trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất ngày càng tăng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Điều đó khẳng định xã Tiên Hội đã có định hướng phát triển kinh tế đúng trong những năm qua. Nền kinh tế xã Tiên Hội hiện nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã.

- Xã Tiên Hội có một nền văn hoá lâu đời với nhiều truyền thống và phong tục tập quán. Đây là điều mà chính quyền xã cần quan tâm để truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc ngày càng được phát huy, góp phần cùng sự phát triển chung của xã và của toàn huyện.

2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội2.1. Phương hướng 2.1. Phương hướng

- Chính quyền xã đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, khai thác tiềm năng sẵn có trên địa bàn, đồng thời kết hợp trên các lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, mở rộng thêm các ngành nghề dich vụ, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Mục tiêu phấn đấu của xã Tiên Hội là tận dụng tối đa nội lực, các nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự đầu tư của cấp trên cũng như các chương trình dự án với mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc.

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Không ngừng phát huy, duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao...

2.2. Mục tiêu

* Mục tiêu kinh tế:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hằng năm giai đoạn (2011 – 2015) đạt 11% ; giai đoạn (2016- 2020) đạt 13,57%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành: Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Trong đó ngành nông nghiệp được phát triển với mũi nhọn là ngành chăn nuôi được hình thành trên một nền nông nghiệp sạch; ngành dịch vụ phát triển với tỷ trọng giá trị gia tăng cao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – TTCN - XD - thương mại dịch vụ tương ứng 75% -8 % - 17% vào năm 2015 và 60%– 15% - 25% vào năm 2020.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 25 đến 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

* Mục tiêu xã hội:

- Phấn đấu đến năm 2015 không còn nhà tạm, dột nát.

- Xã có trung tâm văn hoá thông tin thể thao và các thiết chế văn hoá thông tin cấp xã; 100% số xóm có nhà văn hoá, tụ điểm văn hoá sinh hoạt cộng đồng; 70% số xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 100% số hộ nghe được chương trình phát thanh và xem được truyền hình vào năm 2015 và các chỉ tiêu trên đạt 100% vào năm 2020;

- Đảm bảo đến năm 2020 sẽ có 100% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh. - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,02 % vào năm 2015 và 1,00 % vào năm 2020.

- Giảm hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020 (theo tiêu chí mới).

* Mục tiêu về bảo vệ môi trường:

- Duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%.

- Đạt 80% tỷ lệ rác thải, chất thải cơ bản được thu gom xử lý vào năm 2015 và tỷ lệ này tương ứng đạt 100% vào năm 2020.

* Mục tiêu về quốc phòng an ninh:

An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phấn đấu hằng năm tỷ lệ tuyển quân đạt 100% theo quy định.

2.3. Phương hướng phát triển các ngành chính

* Nông nghiệp:

- Tăng năng suất cây trồng bằng thâm canh sản xuất lương thực với các giống mới có năng suất cao (phấn đấu lúa đạt khoảng 70 tạ/ha và ngô lai đạt 45 tạ/ha) với chất lượng tốt; phát triển đậu tương, sắn, lạc và trên cơ sở sử dụng giống mới; phát triển các loại cây ăn quả như: Bưởi diễn, Cam Canh, Vải, Nhãn, v.v… gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Ổn định diện tích cây chè hiện có, quy hoạch phát triển thành các vùng chuyên canh cây chè, khuyến khích người dân tham ra cải tạo các giống chè mới cho năng suất và giá trị sản xuất cao.

- Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, chú trọng vật nuôi có giá trị thương phẩm cao như: heo giống, lợn hướng nạc, gà, vịt,... Tăng quy mô chăn nuôi lợn nạc, gia cầm bằng cách thu hút các nhà đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp; trước mắt áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc và gia cầm ở vùng quy hoạch.

* Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phấn đấu cơ cấu của ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 bình quân ước đạt 8 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 bình quân đạt 15%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 10,32 tỷ đồng vào năm 2015 và 25,91 tỷ đồng vào năm 2020

* Thương mại, dịch vụ:

Phấn đấu cơ cấu của các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 17% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 25%. Tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trong GDP đạt 21,94 tỷ đồng vào năm 2015 và 43,19 tỷ đồng vào năm 2020.

Phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, thu mua hàng nông sản... từ đó hình thành khu thương mại, dịch vụ ở khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhau.

PHẦN III.

NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI I. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ

1. Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất

- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp gianh.

- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Tiên Hội với tổng diện tích tự nhiên là 1.095,40 ha. Địa giới hành chính xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Bản Ngoại và xã Tân Linh, huyện Đại Từ. + Phía Đông giáp xã Hùng Sơn và thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ. + Phía Tây giáp xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ.

+ Phía Nam giáp xã Khôi kỳ, huyện Đại Từ.

- Quy mô dân số: Năm 2011 toàn xã có 6.293 người.

- Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2015 toàn xã có 6.495 người. - Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2020 toàn xã có 6.956 người.

2. Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân.

- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn.

- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của xã Tiên Hội và vùng phụ cận.

* Ưu điểm:

+ Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có. + Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.

+ Phát triển dân cư tập trung, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật. + Các khu vực sản xuất và các khu vực làng nghề, cụm Tiểu thủ công nghiệp được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Khai thác nhiều đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng...

* Nhược điểm:

+ Giao thông quy hoạch chủ yếu tận dụng theo các tuyến đường hiện trạng nên trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật3.1. Giao thông: 3.1. Giao thông:

- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được.

- Đường trục xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước.

- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được.

- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 500m, có 1 điểm tránh xe.

- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2-1,5m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước.

3.2. Quy hoạch cấp nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80 lít/người/ngày (năm 2015) và 100 lít/người/ngày (năm 2020).

3.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

Theo dọc đường giao thông xóm, xã, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài. Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi... phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài.

3.4. Quy hoạch cấp điện:

Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện. Chỉ tiêu cấp điện 300 KW/h/người/năm tính đến 2015 và 500KW/h/người/năm tính đến năm 2020.

3.5. Vệ sinh môi trường:

- Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của xã vận chuyển đến khu thu gom rác thải của xã, sau đó được vận chuyển đến khu chứa và chôn lấp rác thải. Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường.

- Về nghĩa trang nhân dân: Quy hoạch hình thành khu nghĩa trang mới cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai

II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất các lĩnh vực đế đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xã đến năm 2020, hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất như sau:

Tổng diện tích tự nhiên 1.094,40 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 820,09 ha. - Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 185,60 ha. - Đất chưa sử dụng đến năm 2020 chỉ còn 20,13ha.

1.1. Phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng1.1.1. Đất nông nghiệp: 1.1.1. Đất nông nghiệp:

Đến năm 2020 diện tích nông nghiệp còn 820,09 ha, chiếm 74,87 % tổng diện tích tự nhiên, thực giảm 69,77 ha so với hiện trạng.

- Đất lúa nước: Đến năm 2020 chỉ còn lại 177,54 ha, chiếm 16,21 % tổng diện tích tự nhiên, thực giảm 52,99 ha so với hiện trạng. Diện tích giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp và một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm khác 13,48 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất giao thông 2,97 ha.

- Chuyển mục đích sử dụng sang đất thủy lợi 5,37 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất ở 10,24 ha.

- Chuyển mục đích sử dụng sang đất cơ quan, công trình sự nghiệp 0,27 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất sản xuất kinh doanh 20 ha.

- Chuyển mục đích sử dụng sang đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông 0,02 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất văn hóa 0,64 ha.

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: diện tích đến năm 2020 là 58,62 ha, chiếm 5,35% tổng diện tích tự nhiêntăng 11,81 ha so với hiện trạng. Diện tích tăng để quy hoạch vùng trồng hoa, rau màu.

- Quy hoạch đất giao thông 0,47 ha - Quy hoạch đất thủy lợi 0,70 ha - Quy hoạch đất xử lý rác thải 0,5 ha

- Đất trồng cây lâu năm: diện tích đến năm 2020 là 392,29 ha, chiếm 35,81% tổng diện tích tự nhiên, giảm 53,53 ha so với hiện trạng. Diện tích giảm do chuyển sang các các loại đất sau:

- Quy hoạch đất nông nghiệp khác 40,0 ha (quy hoạch khu chăn nuôi tập trung). - Quy hoạch đất giao thông 5,75 ha.

- Quy hoạch đất thủy lợi 0,89 ha.

- Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh 5,75 ha. - Quy hoạch đất văn hóa 0,02 ha

- Quy hoạch đất thể dục thể thao 0,72 ha - Quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,4 ha

- Đất rừng sản xuất: đến năm 2020 còn 88,00 ha, chiếm 8,03% tổng diện tích tự nhiên, thực giảm 31,15 ha so với hiện trạng. Diện tích giảm do chuyển sang đất nông nghiệp khác và các mục đích phi nông nghiệp.

- Quy hoạch đất nông nghiệp khác 18 ha. - Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh 1,5 ha. - Quy hoạch đất giáo dục 0,05 ha.

- Quy hoạch đất thể dục thể thao 3,42 ha.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã tiên hội, huyện đại từ, tinh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 29)