NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở xã cao minh (thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc) từ 1986 đến 2010 (Trang 73)

2.3.1. Nhận xét

Qua gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, Đảng ủy và nhân dân Cao Minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

Từ một nền kinh tế hợp tác hóa, quan liêu bao cấp, kinh tế ở Cao Minh đã chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường. Cơ cấu kinh tế từng bước được tổ chức, sắp xếp lại hợp lý, sản xuất lương thực thực phẩm, chăn nuôi, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục giảm dần trong cơ cấu kinh tế của Cao Minh qua các năm, từ chỗ chiếm 89,1% (1990) giảm xuống 59,5% (2010); tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế tăng từ 10,9% (1990) lên 40,5% (2010).

Trong nông nghiệp, nhìn chung đến năm 2010, trồng trọt vẫn chiếm gần 70% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Lúa vẫn là cây trồng chủ yếu. Năng suất lúa tăng cao đã góp phần giải quyết được vấn đề lương thực, người dân đã chú ý tới hiệu quả sản xuất. Xu thế chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng được chú trọng. Nhân dân xã Cao Minh đã xây dựng cho mình một cơ cấu cây trồng đa dạng cộng thêm vào đó là do áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã làm hiệu quả sản xuất tăng lên rõ

rệt, hệ số sử dụng đất được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng cây con có giá trị kinh tế cao, giống mới cho năng suất cao, cây vụ 3 trở thành cây trồng cho thu nhập cao.

Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng có bước phát triển mới thay vì chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu tận dụng cơm thừa canh cặn thì chăn nuôi theo kiểu công nghiệp quy mô lớn (sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi theo hình thức trang trại) ngày càng phát triển rộng rãi. Nếu như những năm 80 chăn nuôi gia súc chỉ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì đến năm 2010 chăn nuôi gia súc chủ yếu để lấy thịt, lấy sữa và nó đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Đàn gia cầm được phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng cùng với việc tận dụng ao hồ để nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt sự phát triển của mô hình trang trại đã mở ra hướng mới đầy triển vọng cho nông nghiệp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh song cơ cấu kinh tế của Cao Minh vẫn có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đó là tăng tỉ trọng của công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ và giảm tỉ trọng của nông nghiệp. Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đặc biệt là dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế xã.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Các công trình điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng đi vào nề nếp. Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế phát triển, trật tự trị an được giữ vững, chính trị ổn định, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực quản lí của chính quyền và vai trò của mặt trận, các đoàn thể quần chúng ngày càng được nâng cao.

Những thành tựu kinh tế - xã hội mà Cao Minh đạt được đã khẳng đinh đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đúng đắn, mặt khác nó thể hiện sự sáng tạo, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Cao Minh trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và nhân dân Cao Minh còn có những mặt tồn tại và hạn chế. Trong quá trình phát triển kinh tế, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh, đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao nhưng nhiều gia đình còn khó khăn, trình độ, năng lực lãnh đạo quản lí của cán bộ xã, thôn còn nhiều hạn chế. Hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, hợp tác xã và các đoàn thể quần chúng chưa đồng bộ, đôi lúc còn lúng túng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ trong tình hình mới.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm

Với sự vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Minh đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua h ơ n 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc và vận dựng một cách sáng tạo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh ủy và Thị ủy vào hoàn cảnh của địa phương.

Hai là, luôn luôn coi trọng công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng.

Ba là, thường xuyên củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, quán triệt sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng của địa phương.

Bốn là, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, lấy con người làm mục tiêu và là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chìa khóa thành công của Cao Minh trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới có thể khái quát ở hai điểm chính:

Đó là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi tạo nên một cơ cấu nông nghiệp đa dạng.

Đa dạng hóa ngành nghề, phát triển thương mại dịch vụ, đặc biệt phát huy thế mạnh của thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội của xã Cao Minh bộc lộ nhiều hạn chế. Các sản phẩm nông nghiệp năng suất chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của xã, giá cả bấp bênh, thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh. Công nghiệp, thủ công nghiệp có bước phát triển xong lại ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch chậm. Về xã hội vấn đề vấn đề lớn nhất là sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, sự hạn chế về trình độ của lực lượng lao động đặc biệt là lao động trẻ.

Để tháo gỡ những khó khăn thử thách trên đòi hỏi chính quyền và nhân dân Cao Minh phải có những giải pháp đồng bộ, có chiến lược phát triển cụ thể trước mắt và lâu dài phù hợp với tình hình địa phương. Có thể nêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội Cao Minh trong thời gian sắp tới là:

Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng hơn nữa tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, sử dụng những giống mới có chất lượng cao, thâm canh tăng vụ hợp lí, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường quản lí, phát triển đa dạng dịch vụ bảo vệ sản xuất nông nghiệp như giống, vốn, thuôc trừ sâu, phân bón, thủy lợi, phát huy vai trò của hợp tác xã kiểu mới, khuyến khích các hộ gia đình vươn lên sản xuất lớn, khuyến khích nhân rộng các mô hình trang trại VAC hiệu quả.

Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Khôi phục làng nghề truyền thống Hiển Lễ, nâng cao đào tạo kĩ thuật tay nghề, kiến thức thẩm mỹ, bí quyết gia truyền... để nâng cao giá trị sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm và hướng tới xuất khẩu. Hiện nay thị xã đã có quy hoạch làng nghề Hiển Lễ ở Cao Minh với diện tích 14,8 ha sản xuất các sản phẩm truyền thống. Khi dự án hoàn thành thu hút được khoảng 600 lao động, mức doanh thu hàng năm dự kiến đạt 4 – 5 tỉ đồng. trong quy hoach làng nghề gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu, quản lí tốt nguồn tài nguyên và đặc biệt quan tâm bảo vệ môi trường.

Tiếp tục phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, có những chính sách ưu đãi vốn, lãi xuất thấp, thời hạn dài để các cơ sở và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Để tạo ra bước đột phá mới thì xã phải có các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư và phát triển công nghiệp ở địa bàn xã, đẩy mạnh công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng các công trình giao thông, các nhà máy xí nghiệp.

Tiếp tục thực hiện việc đa dạng hóa các hoạt động thương mại dịch vụ, khuyến khích các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương hiệu, thực hiện quy hoạch mở rộng hệ thống chợ làng văn minh hiện đại.

Về xã hội, cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa đối với các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ... Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tiếp tục giữ vững phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Tuyên truyền vận động giảm tỉ lệ tăng dân số xuống mức trung bình của cả nước (1%/năm).

KẾT LUẬN

Hoà chung vào công cuộc đổi mới đất nước, xã Cao Minh đã đạt được những bước tiến quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Trước khi công cuộc đổi mới diễn ra mặc dù kinh tế xã hội xã Cao Minh cũng có những bước phát triển nhưng nhìn chung tình hình nông thôn, nông nghiệp xã Cao Minh vẫn ở trong tình trạng trì trệ, kém phát triển, đời sống nhân dân xã Cao Minh mà chủ yếu là nông dân gặp nhiều khó khăn.

Qua h ơ n 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với sự vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Minh đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp trong cơ chế bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự phát triển toàn diện của các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngành nông nghiệp phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, sản lượng lương thực ngày càng tăng góp phần nâng cao bình quân lương thực đầu người trên toàn xã. Tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế chung toàn x ã của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao.

Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, những chương trình, dự án giải quyết công ăn việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Những thành tựu kinh tế - xã hội mà Cao Minh đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đúng đắn, mặt khác nó thể hiện sự sáng tạo, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Cao Minh trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng với những thuận lợi cơ bản lâu dài mà Cao Minh có, với sự quyết tâm cố gắng của chính quyền và nhân dân, Cao Minh sẽ sớm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp: thành tựu, vấn đề, triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (1993), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Minh.

4. Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (1995), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1995.

6. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (1999), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng 3 năm 1997 – 1998 – 1999.

7. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2000), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cao Minh nhiệm kì 2000 – 2005.

8. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2000), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2001.

9. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2001), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2002.

10.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2002), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2002 và

phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2003.

11.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2003), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2004.

12. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2005), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2005.

13.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2005), Báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng nhiệm kỳ 2000 – 2005.

14. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2006), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2006 định hướng phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2007 và nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2007.

15.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008.

16. Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2009.

17.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2009), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2010.

18.Ủy ban nhân dân xã Cao Minh (2010), Báo cáo tình hình phát triển kinh

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở xã cao minh (thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc) từ 1986 đến 2010 (Trang 73)