Thiết bị máy móc ở các nhà máy đường còn hạn chế. Hiện nay, thiết bị của chúng ta đa số là cũ kỹ, lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường của chúng ta là 9/1, trong khi đó tỉ lệ thu hồi đường của các nước tiên tiến là 13/1, chỉ bấy nhiêu chúng ta đã thua các nước tiên tiến đến 4 giá. Tỉ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam còn rất cao do thiết bị cũ kỹ, công nghệ chế biến quá lạc hậu. Sự quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu của một số công ty đường còn rất hạn chế. Thậm chí một số công ty không ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu cho nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy hoạch vùng mía và kinh phí thực hiện quy hoạch cho các nhà máy đường đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn tới cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi thấp kém. Việc đầu tư cho công tác giống mía chưa ngang tầm yêu cầu
Năng lực cạnh tranh thấp so với các nhà máy sản xuất đường trên thế giới Giá đường bất thường. Từ đầu năm đến nay giá đường thế giới có xu hướng tăng, lên tới 738 USD/tấn. Ở trong nước, có thời điểm người tiêu dùng phải mua đường với giá từ 21 nghìn đến 22 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, theo Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối, từ tháng 4 và sang đầu tháng 5, giá đường thế giới lại giảm 52%, hiện giá giao dịch tại New York còn 356 USD/tấn. Trước sức ép này, giá đường trong nước xuất tại kho của các nhà máy phải hạ nhiệt, xuống còn 13,5
nghìn đến 14 nghìn đồng/kg, nhưng giá bán lẻ ngoài thị trường vẫn ở mức 17 nghìn đến 17,5 nghìn đồng/kg.
Năng suất thấp, sản lượng giảm do do các nhà máy sản xuất ít quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và đặc biệt là tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các nhà máy diễn ra gay gắt, dẫn đến thu mua mía
non. "Nếu các doanh nghiệp sản xuất đường không hợp tác với nông dân, không tăng giá thu mua mía nguyên liệu, đồng thời đầu tư vào vùng nguyên liệu thì trong vài năm tới, Việt Nam sẽ không còn mía để chế biến đường" - bà Phạm Thị Sum lo lắng.